Covid-19: Châu Âu đang lặp lại tình cảnh như Vũ Hán?

Trong bối cảnh số ca dương tính với Covid-19 tại châu Âu đang vượt mức đỉnh dịch tại Trung Quốc, nhiều bác sỹ ở Vũ Hán, tâm dịch Covid-19 đầu tiên trên thế giới, đã nhìn nhận châu Âu đang lặp lại những gì từng xảy ra ở thành phố này hồi trước.

Điểm mấu chốt trong vấn đề này là các nhân viên y tế không được bảo vệ đầy đủ, dẫn đến tỷ lệ nhiễm bệnh cao trong số các bác sĩ và y tá. Tại Vũ Hán, sự thiếu hiểu biết về dịch Covid-19 cũng như sự thiếu hụt đồ dùng bảo hộ trong thời điểm dịch mới bùng phát vào tháng 1 vừa qua đã khiến hàng nghìn nhân viên y tế bị nhiễm bệnh khi đang điều trị cho các bệnh nhân và ít nhất 46 nhân viên đã tử vong.

"Các đồng nghiệp tại châu Âu bị nhiễm virus khi làm những công việc hàng ngày, điều này hoàn toàn giống với tình cảnh trước đó ở Vũ Hán", ông Wu Dong, giáo sư khoa tiêu hóa tại Bệnh viện Đại học Y khoa Hiệp hòa Bắc Kinh cho biết, "Chúng ta cần phải bảo vệ các nhân viên y tế".

Thiệt hại xảy ra với các nhân viên y tế là một cuộc khủng hoảng mới nổi mà các quốc gia lớn tại phương Tây đang phải đối mặt. Từ Italia đến Mỹ đều đang phải ghi nhận những thiếu hụt về nguồn vật tư y tế như khẩu trang trong bệnh viện, trong khi số lượng bệnh nhân vẫn đang tăng vượt khả năng đáp ứng của số lượng các bác sĩ và y tá. Bản chất dễ lây lan của Covid-19 đồng nghĩa với việc là nó có thể lây truyền theo những cách khác thường, thậm chí qua đường mắt.

Nhân viên y tế đo thân nhiệt một người lái xe tại lối vào thành phố Vagharshapat, thuộc tỉnh Armavir, Armenia (Ảnh: Getty)

Nhân viên y tế đo thân nhiệt một người lái xe tại lối vào thành phố Vagharshapat, thuộc tỉnh Armavir, Armenia (Ảnh: Getty)

Theo bác sĩ Du Bin, trưởng bộ phận chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Y khoa Hiệp hòa Bắc Kinh, Tại Vũ Hán, tỷ lệ bác sĩ tai, mũi, họng (ENT) và bác sĩ nhãn khoa bị nhiễm bệnh cao hơn nhiều so với các đồng nghiệp trong cùng một bệnh viện,

"Các bác sĩ này có tiếp xúc rất gần với bệnh nhân, đó là lý do chính khiến họ dễ dàng bị nhiễm bệnh", ông cho biết. "Vì thế, việc tuyên truyền và đào tạo cho các bác sĩ biết cách tự bảo vệ chính họ là điều rất quan trọng".

Dịch Covid-19 hiện đã làm lây nhiễm hơn 198.000 người và gây ra gần 8.000 ca tử vong trên toàn cầu. Dù đang có dấu hiệu chậm lại ở Trung Quốc, nơi chỉ ghi nhận 21 ca nhiễm mới hôm 17.3, thì tại các nước châu Âu và Mỹ, đặc biệt là Italia, tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong đang gia tăng gần gấp đôi.

Theo Bloomberg, trong cuộc họp báo hôm 16.3, các bác sĩ Trung Quốc đã đưa ra cái nhìn chuyên sâu về quá trình điều trị Covid-19.

Ưu tiên việc xét nghiệm

Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ kiểm tra thân nhiệt các lái xe tại vùng giáp biên giới với CH Czech ở Chałupki, Ba Lan (Ảnh: Getty)

Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ kiểm tra thân nhiệt các lái xe tại vùng giáp biên giới với CH Czech ở Chałupki, Ba Lan (Ảnh: Getty)

Không giống các đại dịch trước đó như SARS vào năm 2003, Covid-19 chỉ gây các triệu chứng nhẹ hoặc thậm chí không có triệu chứng ở một số người nhiễm bệnh, điều đó có nghĩa là họ có thể vô tình lây bệnh sang người khác một cách dễ dàng. Các bác sĩ cho rằng việc thực hiện các xét nghiệm axit nucleic, xác định trình tự gen của virus trong các mẫu bệnh phẩm là điều rất cần thiết.

"Xét nghiệm, xét nghiệm và xét nghiệm", bác sỹ Du nói. "Nếu không xét nghiệm, tôi sẽ không thể biết được một người có thuộc diện nghi ngờ hay không, và làm thế nào cách ly những người có tiếp xúc gần".

Xét nghiệm đã trở thành một biểu tượng đánh giá năng lực của các chính phủ và hệ thống chăm sóc sức khỏe trên thế giới. Chính phủ Mỹ đang đối mặt với sự phẫn nộ rộng rãi của công chúng vì thời gian ra kết quả xét nghiệm chậm, trong khi các quốc gia từ Indonesia đến Ấn Độ đang bị chỉ trích vì không tiến hành nhiều xét nghiệm. Hàn Quốc, nơi có số ca mắc bệnh lớn thứ 2 châu Á, đã kiểm soát được dịch bệnh phần lớn thông qua việc xét nghiệm hàng chục nghìn người mỗi ngày.

Người lớn, trẻ em

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, dù đối tượng có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao nhất thường trên 60 tuổi, trẻ em cũng có thể nhiễm Covid-19

Kiểm tra thân nhiệt một phụ nữ tại một bệnh viện ở Moscow, Nga (Ảnh: Getty)

Kiểm tra thân nhiệt một phụ nữ tại một bệnh viện ở Moscow, Nga (Ảnh: Getty)

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Medicine hôm 16.3 đối với 745 đối tượng trẻ em và 3.174 đối tượng người lớn, số người lớn có khả năng nhiễm Covid-19 cao gấp 2,7 lần so với trẻ em. Hầu hết trẻ em bị nhiễm bệnh có tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân hoặc ít nhất 1 thành viên gia đình.

Bác sỹ Du cho biết phần lớn trẻ em nhiễm bệnh chỉ có các triệu chứng nhẹ, và cho đến nay chưa có trường hợp tử vong. Một nghiên cứu khác trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy trong số 9 trẻ sơ sinh, không ca nào cần chăm sóc đặc biệt hoặc bị biến chứng nặng.

Y học cổ truyền

Dù chưa có loại thuốc nào được kiểm chứng có thể điều trị Covid-10, nhưng nhiều bệnh nhân Trung Quốc đã dần chú ý đến việc sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền. Tân Hoa Xã đưa tin các phương pháp điều trị bằng thảo dược đã được khoảng 87% bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc sử dụng.

"Thuốc Đông y phát huy tác dụng khá tốt ở những bệnh nhân chỉ mắc bệnh nhẹ hoặc những người đã khỏi bệnh", bác sĩ Du cho biết. "Nhưng khó có thể đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị này dưới góc độ của y học phương Tây".

Bảng hiệu thông báo đóng cửa, tránh dịch Covid-19 đặt trước tháp Eiffel (Ảnh: Reuters) 

Bảng hiệu thông báo đóng cửa, tránh dịch Covid-19 đặt trước tháp Eiffel (Ảnh: Reuters) 

Phương pháp tiếp cận kiểu Trung Quốc

Các bác sĩ cho rằng dù tình hình dịch Covid-19 có vẻ đã lắng xuống tại Trung Quốc, nhưng họ vẫn cần phải cảnh giác.

"Ngay cả ở Vũ Hán, chúng ta vẫn nên cảnh giác, chuẩn bị cho các ca bệnh lẻ tẻ có thể xảy ra và các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài về trong tương lai", bác sĩ Du cho biết.

Trung Quốc hiện đang hỗ trợ các nước khác trong công tác phòng dịch Covid-19. Tuần trước, một máy bay của chở các chuyên gia y tế và khoảng 30 tấn vật tư y tế từ Trung Quốc đã hạ cánh ở Ý.

"Mỗi quốc gia nơi dịch Covid-19 bùng phát có hoàn cảnh khác nhau. Chúng tôi không muốn lấy Trung Quốc làm hình mẫu và các nước khác nên làm theo, chúng tôi hoàn toàn tôn trọng việc các nước có những hành động của riêng mình", bác sĩ Wu nói. "Nhưng tất cả chúng ta nên nghiêm túc, hành động cần thiết, thay đổi hành vi và có trách nhiệm".

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Tình hình nước Mỹ trong lệnh hạn chế đi lại lịch sử

Chính phủ Mỹ đã ban hành những yêu cầu hạn chế mới quyết liệt hơn đối với người dân nước này trong việc đi lại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - Bloomberg ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN