Con trâu trở thành vật thiêng được tôn thờ ở Nhật Bản như thế nào?

Ngày 12.2 tới sẽ đánh dấu ngày đầu tiên của năm mới Tân Sửu. Là con giáp thứ 2 trong số 12 con giáp, con trâu là hiện thân của sự chăm chỉ, tích cực và trung thực.

Con trâu ở Nhật Bản được coi là sứ giả của thần Tenjin.

Con trâu ở Nhật Bản được coi là sứ giả của thần Tenjin.

Jupiter Lai, một nhà chiêm tinh học ở Hong Kong, nói con trâu phản ánh các đức tính “hiền lành, trung thành, đáng tin cậy”.

Những đức tính tốt đẹp của loài trâu không chỉ được phản ánh trong 12 con giáp. Trâu đã xuất diện trong tôn giáo, nghệ thuật, văn học và văn hóa đại chúng trên khắp Đông Á trong nhiều thế kỷ. Phần lớn sự đánh giá cao đối với loài trâu là do tầm quan trọng của con vật trong nông nghiệp.

Hình tượng loài trâu phản ánh một cách mạnh mẽ nhất ở Trung Quốc sau đó đến bán đảo Triều Tiên và theo thời gian, du nhập vào Nhật Bản, thông qua Phật giáo, theo Japan Times.

Con vật được xuất hiện trong các văn bản, bức tượng, hình ảnh tôn giáo và các sự kiện tổ chức thường niên.

Theo Mikael Bauer, một trợ lý giáo sư về Phật giáo ở Nhật Bản, con trâu đại diện cho “Phật tính”, bản chất cơ bản của tất cả chúng sinh bao gồm giả định rằng bất kỳ ai cũng có thể đạt được giác ngộ.

Bức tượng trâu tại đền thờ Hirakawa Tenman-gu ở gần cung điện hoàng gia tại Tokyo.

Bức tượng trâu tại đền thờ Hirakawa Tenman-gu ở gần cung điện hoàng gia tại Tokyo.

Mười bức tranh chăn trâu nổi tiếng mang tên Thập mục ngưu đồ, được sáng tạo trong thời nhà Tống, du nhập vào Nhật Bản sớm nhất vào năm 1278, dựa trên những tài liệu còn lưu giữ đến ngày nay.

Tôn giáo bản địa của Nhật Bản, gọi là Thần đạo, cũng rất tôn trọng hình tượng con trâu. Con vật gắn liền với Sugawa no Michizane, một học giả, nhà thơ sống ở thế kỷ thứ 9. Ông đã thành công và vươn lên giành được quyền lực đáng kể, nhưng cuối cùng bị trục xuất do sự khác biệt về chính trị.

Michizane sinh năm 845, năm Ất Sửu. Theo truyền thuyết, con trâu là bạn đồng hành trong hành trình bị trục xuất của Michizane. Ông rất thích con trâu vì nó từng bảo vệ ông khỏi bị ám sát.

Khi Michizane qua đời, con trâu chở thi thể ông trong đám tang, đột ngột dừng lại giữa đường, không chịu đi tiếp. Người ta cho chôn cất và xây đền thờ Michizane ở ngay tại đó.

Sau cái chết của Michizane, bệnh dịch, các hiện tượng thiên nhiên khắc nghiệt liên tục xảy ra ở Nhật Bản, khiến Michizane được tôn làm thần thánh.

Các thanh thiếu niên và bậc cha mẹ ở Nhật Bản đến đến thờ Tenman-gu hàng năm.

Các thanh thiếu niên và bậc cha mẹ ở Nhật Bản đến đến thờ Tenman-gu hàng năm.

Ông trở thành Tenjin, vị thần của học thuật và thư pháp. Linh hồn của ông được tôn thờ trong đền thờ gọi là Tenman-gu. Ngày nay, trên khắp Nhật Bản có 14.000 đền thờ như vậy. Đền thờ chính tên là Dazaifu Tenman-gu, đặt tại tỉnh Fukuoka, nơi có ngôi mộ của nhà thơ.

Con trâu được coi là sứ giả của Tenjin. Các đền thờ Tenman-gu đều có những bức tượng trâu. Nhiều bức tượng mô phỏng tư thế quỳ của con trâu trong tang lễ của Michizane.

Ngày nay, các đền thờ Tenman-gu thường được các sinh viên, học sinh Nhật Bản ghé thăm trước mỗi kỳ thi. Hàng ngàn trẻ em, thanh thiếu niên và các bậc cha mẹ cũng cầu nguyện cho Tenjin hàng năm vì ông là vị thần đại diện cho học thuật.

Nhiều thế kỷ kể từ khi học giả Michizane được phong thánh, người dân Nhật Bản vẫn duy trì việc tổ chức sự kiện và hoạt động, cầu chúc cho con trâu đem đến vụ mùa bội thu và ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Hiệp hội các đền thờ Thần đạo ở Nhật bản cho biết việc tổ chức các sự kiện đón mừng năm Tân Sửu với các vật phẩm bày bán phản ánh “phong tục ở Nhật Bản bắt nguồn từ văn hóa tuân theo cung hoàng đạo của người Nhật” chứ không phải là các hoạt động gắn với tín ngưỡng tôn giáo.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhật Bản: Hơn 700 nam giới tự sát chỉ trong một tháng, chuyện gì đang xảy ra?

Tự sát luôn là vấn nạn nhức nhối trong xã hội Nhật Bản. Theo số liệu được công bố mới nhất từ Bộ Y tế Nhật Bản,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Japan Times ([Tên nguồn])
Tết Nguyên đán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN