Cô gái khiếm thị lái máy bay xuyên Mỹ

Cú hạ cánh ở bang Maryland đã kết thúc hành trình bay xuyên Mỹ của cô gái 22 tuổi khiếm thị. Cô đã thực hiện chuyến phiêu lưu phi thường 5 ngày trên máy bay.

Kaiya Armstrong – cô gái khiếm thị có hành động phi thường (ảnh: WP)

Kaiya Armstrong – cô gái khiếm thị có hành động phi thường (ảnh: WP)

“Làm tốt lắm Kaiya”, những người ủng hộ hò reo khi Kaiya Armstrong đáp máy bay xuống sân bay College Park (bang Maryland).

Kaiya chậm rãi rời máy bay, cầm gậy dò thường và tiến về phía có tiếng hò reo của đám đông.

Kaiya – cô gái khiếm thị từ năm 14 tuổi – đã lái chiếc máy bay Cessna 172 Skyhawk trong hành trình dài 5 ngày từ bang Arizona (tây nam Mỹ) đến New Mexico và đi qua nhiều bang ở miền trung Mỹ. Trong chặng bay cuối cùng, Kaiya bay từ bang Kentucky (đông nam Mỹ) đến bang Maryland, gần thủ đô Washington vào ngày 12/10.

Hành trình của Kaiya dài hơn 3.200 km.

Đồng hành cùng Kaiya là một phi công phụ. Người này không tham gia lái máy bay mà giao tiếp và cung cấp cho Kaiya thông tin bay theo thời gian thực.

Thị lực của Kaiya giảm nghiêm trọng khi cô 14 tuổi. Kaiya đã trải qua 3 cuộc phẫu thuật mắt nhưng tình trạng thị lực của cô ngày càng tồi tệ. Các bác sĩ cuối cùng kết luận mắt cô không thể nhìn được như người bình thường.

Kaiya đã trải qua thời trung học đầy khó khăn khi không có hỗ trợ về y tế hay về học tập. Cô thường xuyên bị ngã và va vào đồ vật. Cha mẹ phải mua cho Kaiya một cây gậy dò đường.

Bước ngoặt cuộc đời đến vào năm Kaiya 19 tuổi, cô được Quỹ vì trẻ em Khiếm thị (tổ chức hơn 70 tuổi ở bang Arizona) giúp đỡ. Kaiya được học tập đầy đủ và đang theo học ngành tội phạm học tại một trường đại học. Cô có kế hoạch học thêm ngành luật.

Quỹ vì trẻ em Khiếm thị thậm chí còn trao cơ hội học lái máy bay cho Kaiya. Cô đã tham gia vào một khóa đào tạo chuyên sâu về cách lái máy bay trong nhiều tháng. Mọi thứ ban đầu rất khó khăn với Kaiya.

Tyler Sinclair – phi công phụ của Kaiya trong hành trình xuyên Mỹ – cho biết, anh đã giúp cô gái khiếm thị nắm rõ tất cả thao tác trong buồng lái.

“Cô ấy lái máy bay suốt chặng đường. Tôi chỉ ở bên nói chuyện và điều hướng. Tôi không chạm vào các nút điều khiển”, Sinclair nói.

Máy bay do Kaiya điều khiển bay trên không (ảnh: WP)

Máy bay do Kaiya điều khiển bay trên không (ảnh: WP)

Kaiya cho biết, khi bay trên không, cô có thể lờ mờ nhận thấy được màu xanh của những khu rừng, hồ nước. Chúng khác với màu nâu khi bay qua những vùng đất cát ở bang Arizona.

“Đây thực sự là một trong khoảnh khắc ý nghĩa, không chỉ với tôi và gia đình, mà còn với toàn bộ cộng đồng người khiếm thị. Tôi muốn mọi người nhớ mãi”, cô gái khiếm thị đầy nghị lực chia sẻ.

Marc Ashton – giám đốc Cơ quan Phòng chống Mù lòa Quốc tế (IAPB) – cho biết, chuyến bay của Kaiya được Quỹ vì Trẻ em Khiếm thị tài trợ. Chuyến bay này là ý tưởng để truyền cảm hứng, cho thấy những người khiếm thị có thể trở thành bất cứ ai mà họ muốn.

Nguồn: [Link nguồn]

Ấn Độ: Lời nhắn cuối cùng của cô gái trẻ trước khi biến mất và điều hãi hùng đằng sau

Thi thể của cô gái mới được cảnh sát Ấn Độ tìm thấy vào ngày 24/9, thổi bùng sự phẫn nộ của người dân địa phương sau khi cảnh sát xác định nghi phạm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Chính Pháp – Washington Post ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN