Chương trình “tái định cư suốt đời” của CIA

Sự kiện: Tin tức Mỹ

Nhiều năm sau khi đào tẩu khỏi Nga và định cư ở Mỹ, cựu sĩ quan KGB, Alexander Zaporozhsky đã bị dụ trở lại đất nước mà ông ta đã từng phản bội. CIA cảnh báo Alexander không được đi.

Hãng tin CNN dẫn lời một cựu quan chức quen thuộc vụ việc, cho biết vài quan chức tình báo cấp cao cố gắng thuyết phục nhưng thất bại trước ý định của Alexander - người đã từng trao cho người Mỹ những mật tin quý giá mà nhờ đó đã bắt giữ được điệp viên FBI kiêm gián điệp Nga Robert Hanssen. Năm 2001, cựu sĩ quan tình báo Nga nhất quyết rời Mỹ trở lại Moscow. Alexander bị bắt giữ và tống giam ở Siberia vì những kết nối với phương Tây.

Cuối cùng Alexander Zaporozhsky cũng được trả tự do vào năm 2010 và được trả về Mỹ như là một phần của cuộc trao đổi điệp viên với Nga, sự kiện này cũng bao gồm Sergei Skripal - cựu đại tá KGB bị kết tội làm gián điệp cho Anh sau khi người này thừa nhận hành vi. Mỹ đã phóng thích 10 cá nhân bị cáo buộc hoạt động trong một đường dây gián điệp Nga trên đất Mỹ như là một phần của cuộc trao đổi. Kể từ khi được trao đổi, Alexander không còn bị theo dõi và hành tung của ông vẫn còn là một ẩn số, tuy nhiên cái tên Skripal đã nổi lên công khai sau đó.

Đại tá quân đội Ba Lan, Ryszard Kuklinksi, người đã cung cấp tài liệu mật về chương trình vũ khí hạt nhân Liên Xô cho CIA. Ảnh nguồn: npl.gov.pl

Đại tá quân đội Ba Lan, Ryszard Kuklinksi, người đã cung cấp tài liệu mật về chương trình vũ khí hạt nhân Liên Xô cho CIA. Ảnh nguồn: npl.gov.pl

“Viên trân châu” của tình báo

Công tác thu thập tình báo con người và chiêu mộ điệp viên nước ngoài của CIA là cực kỳ quan trọng đối với nỗ lực của Mỹ trong thời Chiến tranh Lạnh. Một mặt, những cơ quan tình báo như CIA làm việc để nhận dạng và bắt giữ các điệp viên hải ngoại hoạt động trên đất Mỹ.

Nhưng mặt trái của sự thật là những kẻ đào ngũ như Alexander Zaporozhsky và Sergei Skripal là những chiến tích cuối cùng, và cũng rủi ro cao nhất. Ở Mỹ, có một chương trình của CIA tập trung vào hoạt động giải cứu bí mật và tái định cư cho các điệp viên - những người có nguy cơ đối mặt với việc bị bắt lại hoặc bị xử tử vì tội phản quốc khi phục vụ cho Washington. Các cựu quan chức tình báo nói với CNN rằng rủi ro sẽ không dừng lại ngay cả khi họ đặt chân lên bờ biển Mỹ khi mà họ vẫn đang tiếp tục bị săn lùng về quy án. Những thách thức này ngày một thêm khó khăn khi mà mạng ngày càng tiến bộ cùng sự tiến hóa của truyền thông xã hội khiến cho việc bảo vệ các thành phần đào ngũ trở nên nan giải hơn. Ông Joe Augustyn, một viên chức CIA đã nghỉ hưu, người từng điều hành một chương trình đào ngũ suốt 3 năm, ví von: “Suốt nhiều thập niên, các thành phần bị mua chuộc ở cấp cao được tôn vinh là “trân châu” của bộ sưu tập tình báo con người”. 

Ông Joe nhấn mạnh: “Những công nghệ sẵn có đang được các đối thủ của chúng tôi sử dụng đã gây nhiều khó khăn, đó cũng là thách thức mà CIA đang bảo vệ các điệp viên trước mối nguy chưa khi nào lớn hơn thế. Việc bảo vệ những cá nhân cộng tác đã giúp ích cho nước Mỹ ngày nay, và đã được hình thành từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh”. Hãng tin CNN dẫn lời nguyên giám đốc CIA, Tướng Michael Hayden, cho rằng những thành phần như vậy đã giúp ích rất nhiều trong công tác tình báo trong quá khứ và hiện tại. Ông Hayden giải thích: “Chúng tôi nhận thấy rằng các thành phần này là những nguồn tin hữu dụng lâu dài và sâu sắc, họ đã khai sáng những gì chúng tôi đã thu thập nhưng chưa hiểu rõ, cũng như những thứ chúng tôi sẽ thu thập trong tương lai”.

Điệp viên KGB, Sergei Skripal. Ảnh nguồn: The Times.

Điệp viên KGB, Sergei Skripal. Ảnh nguồn: The Times.

Giấu mọi ánh nhìn

Chương trình che giấu của CIA đã có từ năm 1949 khi Quốc hội Mỹ thông qua luật cho phép cơ quan này tái định cư khoảng 100 công dân hải ngoại tại Mỹ nếu “việc làm đó vì lợi ích an ninh quốc gia hoặc rất cần thiết nhằm thúc đẩy sứ mệnh tình báo quốc gia”. Mặc dù CIA không tận dụng hết hạn ngạch được phép mỗi năm, song có một thực tế là có hàng trăm cựu điệp viên đang sinh sống tại Mỹ với danh tính mới: tái định cư trong các cộng đồng trên khắp đất Mỹ. Các quan chức CIA - những người đang làm việc cho chương trình che giấu sẽ chịu trách nhiệm theo dõi những cá nhân này và tư vấn cho họ cách tốt nhất để sống nốt phần đời còn lại - vẫn biết rằng các đối thủ của họ đang ráo riết truy lùng để bắt lại các điệp viên.

Cựu viên chức CIA, Joe Augustyn, nhìn nhận vấn đề: “Như chúng ta đã thấy những gì đã xảy ra trên đất Anh, những người chạy trốn này đã không kết thúc số phận họ khi sang phương Tây. Cái quan trọng là tình báo Mỹ làm mọi thứ để đảm bảo cuộc sống cho những người cộng tác này được an toàn và hữu ích thay vì lời nói cảm ơn suông. Nó cũng là thông điệp cho những người cộng tác trong tương lai rằng Mỹ tuân thủ các cam kết của mình”. Mỹ biết cách làm để đảm bảo cho các quan chức quân đội cấp cao, những quan chức tình báo, các học giả, nhà khoa học và những công nhân tay nghề cao khác được quyền tiếp cận thông tin nhạy cảm - những người có nguy cơ cao nếu bị bắt giữ.

Toàn cảnh tổng hành dinh CIA ở Langley (Virginia). Ảnh nguồn: Wikipedia .

Toàn cảnh tổng hành dinh CIA ở Langley (Virginia). Ảnh nguồn: Wikipedia .

Nếu những kẻ phản bộ được đưa ra khỏi nước của họ thành công thì anh ta và gia đình của mình sẽ mang danh tính mới, được học tiếng Anh, chu cấp một số tiền, một ngôi nhà, một số lời khuyên: không dùng mạng xã hội; không tiếp xúc với bất kỳ ai khi ở nhà. Có trường hợp, CIA đã giúp cho một điệp viên nọ muốn học đại học bằng cách cung cấp hồ sơ giả cho người này nộp đơn; trong khi một trường hợp khác thì các quan chức CIA đã tạo điều kiện cho một vụ ly hôn bí mật trong khi người vợ vẫn sống ở nước mà người chồng đã phản bội. Các bác sĩ tâm thần cũng làm việc trong đơn vị đặc biệt để giúp các gia đình thích nghi với môi trường mới. Tuy nhiên những nguyên tắc này không phải lúc nào cũng được tuân theo. Một số con cái của các cựu điệp viên đã không thể cưỡng lại mạng xã hội, cũng như đã có một số phần tử từng đào ngũ quay lại quê hương họ sau khi thất bại khi sống trên đất Mỹ.

Một cựu điệp viên đã kiện CIA vì đã không chu cấp đủ tiền cho gia đình của anh ta, vụ việc leo thang tới tận Tòa tối cao và tòa nhà xử theo hướng có lợi cho CIA - nên biết rằng Tòa tối cao có lợi cho CIA do liên quan đến một đạo luật có từ thời Chiến tranh Lạnh đề cập đến một thỏa thuận bí mật gọi là Học thuyết Totten nhằm bảo vệ cho Abraham Lincoln khỏi bị kiện bởi một điệp viên mà ông đã trả tiền nhằm theo dõi những người lính của phe Liên Minh.

Trốn sang Mỹ cũng khổ

Các thành phần đào ngũ đặt ra vô số thách thức tâm lý và hậu cần cho các viên chức CIA khi họ đang nắm quyền quản lý cơ cấu phức tạp của cái gọi là “tái định cư suốt đời”. Hãng  tin CNN dẫn lời giải thích của cựu điệp viên CIA, Joe Augustyn: “Một số thành phần đào tẩu đã duy trì niềm tin mạnh mẽ bất thường về khả năng bất khả xâm phạm của chính họ, đặc điểm này có thể nhận thấy sau khi họ tham gia nhiều năm trong chương trình đào ngũ - một đặc tính thường khiến họ trở thành mục tiêu của sự ép buộc và có thể gây ra hậu quả chết người. Mặt khác, một số cá nhân đã rất bất mãn khi họ không còn là con người trước đây nữa”.

Mặt khác trong khi CIA cung cấp cho thành phần đào ngũ danh tính và nghề nghiệp mới thì có một thực tế không thể chối cãi rằng đó là một bước giật lùi đáng kể so với nghề nghiệp mà họ đã có trước đây trong quân đội, chính trị hoặc tình báo, những nghề nghiệp từng khiến họ thu hút sự quan tâm của người Mỹ tại thời điểm ban đầu. Bản thân ông Joe Augustyn khi trốn sang Mỹ đã phải kiếm sống bằng nghề giao bánh pizza. Sự thay đổi lối sống có thể gây không ít khó chịu với những người đào ngũ và gia đình họ - những người buộc phải từ bỏ phần đời vốn từ lâu đã làm nên bản sắc của họ. Peter Earnest, cựu binh đã phục vụ trong CIA suốt 35 năm, người đã giúp thiết lập các cựu binh thời Liên Xô ở Mỹ, chia sẻ với CNN: “Mỗi trường hợp đào tẩu là một câu chuyện đời rất hấp dẫn. Nhưng những người đã phục vụ chúng tôi trong những hoàn cảnh ngặt nghèo, chúng tôi luôn mang ơn họ”. 

Tòa nhà Lubyanka, trụ sở KGB ở Moscow.

Tòa nhà Lubyanka, trụ sở KGB ở Moscow.

Trong khi các quan chức CIA không công khai việc họ có nhận thấy đà tăng lên các phần tử đào tẩu bị nhắm mục tiêu hay không, thì các quan chức tình báo nước này lại đánh giá mối lo ngại an toàn cho những điệp viên đang sống bí mật ở Mỹ. Cho đến nay, chương trình đào tẩu của CIA hãy còn khá nhạy cảm và ít người biết bao gồm cả các nhà lập pháp và các cựu quan chức tình báo, nhưng tựu chung họ nhấn mạnh rằng chương trình đào tẩu đã giúp Mỹ khai thác được khá nhiều từ các tình huống nguy hiểm, và luôn có những mối nguy hiểm đáng kể cho bất kỳ ai cân nhắc chọn làm gián điệp trong tương lai.

Một thực tế ít người biết là vài thập niên qua, trong lúc CIA đã thành công khi tái định cư hàng trăm cựu điệp viên thì nhiều trường hợp đã kết thúc trong bi kịch. Kể từ khi chương trình đào ngũ ra đời sau Thế chiến II, chỉ riêng khối Đông Âu, các thành phần đào ngũ đã bị ám sát hoặc biến mất tung tích trong những hoàn cảnh đáng ngờ. CIA vẫn đang cất công tìm câu trả lời liên quan đến trường hợp của Ryszard Kuklinksi, một đại tá quân đội Ba Lan đã trao cho Mỹ hàng ngàn tài liệu trong đó hé lộ thông tin nhạy cảm về chương trình vũ khí hạt nhân Liên Xô - ông bị CIA trục vớt khỏi Ba Lan ngay trước khi chính phủ Ba Lan ban hành thiết quân luật vào năm 1981. Sau khi rời Ba Lan, suốt nhiều năm, Kuklinski sống thong thả ở Florida và được tôn vinh anh hùng trong cộng đồng tình báo Mỹ vì đã giúp họ nâng cao sự hiểu biết về vũ khí Liên Xô trong các thập niên 1970, 1980. Tuy nhiên, 2 người con trai của Kuklinski đột nhiên chết hết sức bí ẩn chỉ cách nhau 6 tháng của năm 1994: một người bị mất tích ở ngoài khơi Florida, người còn lại bị tai nạn xe, chiếc xe bốc cháy không để lại bằng chứng về thủ phạm.

Nguồn: [Link nguồn]

Hé lộ thí nghiệm hãi hùng của CIA cách đây 50 năm

Các tài liệu của CIA về thí nghiệm “điều khiển chó từ xa” được giải mật từ năm 2018, nhưng các bức ảnh những con chó bị gắn điện cực vào não chỉ mới xuất hiện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Bình (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN