Chiến đấu cơ Ấn Độ tuần tra nơi xảy ra cuộc đụng độ chết người với lính Trung Quốc

Ấn Độ đã huy động chiến đấu cơ tuần tra thung lũng Galwan, nơi xảy ra cuộc đụng độ chết người giữa quân nhân Ấn Độ và lính Trung Quốc.

Theo Daily Mail, video truyền thông Ấn Độ đăng tải cho thấy các chiến đấu cơ nước này tuần tra ở khu vực tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Chiến đấu cơ Ấn Độ xuất hiện ở vùng tranh chấp với Trung Quốc.

Chiến đấu cơ Ấn Độ xuất hiện ở vùng tranh chấp với Trung Quốc.

Video xuất hiện sau khi không quân Ấn Độ điều động hàng loạt tiêm kích như MiG-29, Sukhoi-30MKI, Mirage 2000 cùng các trực thăng chiến đấu, bao gồm mẫu AH-64 Apache mới mua của Mỹ, đến hỗ trợ các binh sĩ ở vùng biên giới tranh chấp với Trung Quốc.

Tư lệnh Không quân RKS Bhadauria đã đến các căn cứ Leh và Srinagar ở vùng tranh chấp để thị sát tình hình cũng như kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng không quân ở tiền tuyến.

Đoàn xe quân sự Ấn Độ rầm rộ tiến về biên giới với Trung Quốc.

Đoàn xe quân sự Ấn Độ rầm rộ tiến về biên giới với Trung Quốc.

Trong khi đó, các bức ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã đưa các thiết bị xây dựng hạng nặng đến khu vực, có thể nhằm chặn dòng chảy ở con sông gần thung lũng Galwan. Các thiết bị này xuất hiện ngay sau cuộc đụng độ với quân Ấn Độ.

Một nhà phân tích người Mỹ nói đây có thể là hành động trả đũa của Trung Quốc sau khi Ấn Độ khánh thành cây cầu bắc qua con sông này. Cây cầu mới sẽ giúp Ấn Độ điều binh sĩ đến vùng tranh chấp một cách dễ dàng hơn.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang chịu nhiều sức ép sau cuộc đụng độ chết người ở cao nguyên Galwan hôm 15.6. Phe đối lập Ân Độ cho rằng ông Modi cần có hành động cụ thể vì an ninh quốc gia Ấn Độ bị đe dọa.

Vị trí Trung Quốc huy động xe ủi đất và các thiết bị xây dựng để chặn dòng sông.

Vị trí Trung Quốc huy động xe ủi đất và các thiết bị xây dựng để chặn dòng sông.

“Phe đối lập Ấn Độ đang gây sức ép lớn trong khi dư luận cũng hết sức giận dữ sau những gì đã xảy ra ở biên giới”, nhà phân tích quốc phòng Ấn Độ Rahui Bedi nói. “Không rõ Ấn Độ muốn tiếp tục đàm phán hay sẽ có hành động cứng rắn hơn”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên bác bỏ những cáo buộc từ phía Ấn Độ, nói rằng các quân nhân Ấn Độ đã khiêu khích trước và phía Trung Quốc không chịu trách nhiệm.

Ấn Độ năm 1962 để mất cao nguyên Aksai Chin vào tay Trung Quốc.

Ấn Độ năm 1962 để mất cao nguyên Aksai Chin vào tay Trung Quốc.

Ông Triệu khẳng định “cao nguyên Galwan nằm trong phần lãnh thổ Trung Quốc dọc theo Đường Kiểm soát thực tế (LAC)”.

Nguồn: [Link nguồn]

Binh sĩ Ấn Độ được phép nổ súng khi tuần tra vùng tranh chấp với Trung Quốc

Quân đội Ấn Độ 20.6 đã thay đổi nguyên tắc đụng độ (ROE), cho phép các binh sĩ tuần tra được quyền nổ súng ở khu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Căng thẳng Trung Quốc - Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN