Chia sẻ hạt nhân - Con dao 2 lưỡi

Việc chia sẻ hạt nhân một cách rộng rãi dường như ngày càng trở nên khả thi bởi căng thẳng ở châu Âu và Đông Á tiếp tục gia tăng, ám chỉ khái niệm và cơ chế do các thành viên Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) tạo ra nhằm cho phép các nước chứa chấp vũ khí hạt nhân của đồng minh trên lãnh thổ của mình, huấn luyện cách sử dụng và triển khai phương tiện phóng thích hợp để tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân.

Điều này có thể được hiểu là, trong trường hợp xảy ra chiến tranh, các đầu đạn hạt nhân sẽ được chuyển đến các nước chứa chấp bởi đồng minh của họ và có thể được sử dụng gần như ngay lập tức. Những thỏa thuận gây tranh cãi này, thường bị chỉ trích vì cơ bản biến các quốc gia thành các nước sở hữu vũ khí hạt nhân, dường như có thể được theo đuổi một cách rộng rãi hơn.

Tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin cuối tháng 3 vừa qua về việc Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân ở Belarus và hai nước sẽ tham gia thỏa thuận chia sẻ hạt nhân là diễn biến hết sức quan trọng, không chỉ vì nó tác động đến cán cân quyền lực ở châu Âu mà còn vì nó cho thấy xu hướng mới nổi trong phổ biến vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, nếu xét tới các yếu tố lịch sử, thỏa thuận này giữa Nga và Belarus có lẽ là trường hợp ít gây ảnh hưởng chiến lược nhất so với các thỏa thuận chia sẻ hạt nhân khác mà Mỹ và các nước Tây Âu đang xem xét hiện nay. Bằng việc theo đuổi thỏa thuận chia sẻ hạt nhân ở châu Á, Mỹ sẽ phát huy được mạng lưới đối tác và đồng minh rộng khắp - một trong những lợi thế chiến lược mà họ chủ ý xây dựng tại khu vực này.

Tên lửa Iskander (SS-26) của Nga có khả năng thực hiện tấn công hạt nhân.

Tên lửa Iskander (SS-26) của Nga có khả năng thực hiện tấn công hạt nhân.

Tồn tại lịch sử

Trước những năm 1990, Belarus là nơi có nhiều kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô (cũ) và phần lớn cơ sở hạ tầng liên quan vẫn được duy trì nguyên vẹn. Cơ sở hạ tầng này, cũng như sự phối hợp chặt chẽ và ngày càng tăng giữa lực lượng vũ trang nước này với lực lượng vũ trang Nga có thể góp phần tạo thuận lợi cho việc thực hiện nhanh chóng một thỏa thuận chia sẻ hạt nhân. Belarus không có máy bay phù hợp để triển khai vũ khí hạt nhân. Chiến cơ Su-24M của nước này là loại máy bay hiện đại nhất thời Liên Xô, nhưng đã được bán cho Sudan và đóng vai trò thông thường trong cuộc nội chiến Yemen.

Khi phần lớn lực lượng thông thường của Belarus đã lỗi thời, chỉ có các hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander, mới được chuyển từ Nga, là có thể cung cấp các phương tiện phóng hạt nhân hiệu quả. Ngân sách quốc phòng hạn hẹp - dưới 1 tỷ USD - của nước này hạn chế đáng kể khả năng phát huy hiệu quả của kho vũ khí hạt nhân. Trong khi tên lửa đạn đạo Iskander của Nga và các khí tài khác như máy bay chiến đấu SU-35 được đặt tại nước này có thể cung cấp khả năng tấn công hạt nhân tương tự hoặc lớn hơn trên danh nghĩa liên minh.

Tuy nhiên, trái ngược với những hạn chế của Belarus, các thỏa thuận chia sẻ hạt nhân mà Mỹ đang có với các thành viên NATO như Bỉ, Đức, Italy, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, lại mang một ý nghĩa khác hơn nhiều. Tầm quan trọng của các thỏa thuận chia sẻ hạt nhân hiện có ở châu Âu đã được nhấn mạnh bởi tình trạng tiến thoái lưỡng nan của Đức liên quan đến việc thay thế máy bay chiến đấu Tornado được sử dụng thời Chiến tranh Lạnh, vì máy bay Eurofigher đang được Anh và các đối tác sản xuất không thể mang vũ khí hạt nhân. Mặc dù Đức không phải là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng khả năng thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân vẫn là nhiệm vụ cốt lõi mà Không quân Đức được trang bị và huấn luyện để thực hiện, dự kiến sẽ thực hiện trong trường hợp xảy ra chiến tranh ở châu Âu. Đây cũng là nhiệm vụ mà lực lượng không quân của những nước cũng tham gia chia sẻ hạt nhân và sử dụng đầu đạn của Mỹ trên lãnh thổ của mình phải thực hiện.

Theo đó, sau khi chiếc Boeing F-18E/F Super Hornet, chủ yếu được hải quân Mỹ sử dụng, được xem xét một cách nhanh chóng, đầu năm 2022, Berlin đã quyết định mua lại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 của Lockhead Martin. Đây là máy bay chiến đấu duy nhất của thế hệ này được thiết kế để thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân, với khoang vũ khí sâu chứa bom hạt nhân B-61. Sức công phá của những quả bom này có thể gấp 25 lần quả bom 15 kiloton mà Mỹ từng thả xuống Hiroshima. Và, trong khi khả năng tấn công hạt nhân của Belarus còn hạn chế thì các phi đội F-35 của Đức, Bỉ, Hà Lan và Italy với khả năng tàng hình tiên tiến và tầm bắn đủ để tấn công các mục tiêu trên khắp nước Nga và xa hơn, bao gồm cả các căn cứ ở Syria, làm tăng đáng kể khả năng tấn công hạt nhân của liên minh.

Nguy cơ hiện hữu

Khi giới quân sự phương Tây ngày càng tập trung vào khu vực Tây Thái Bình Dương, thì đây mới là nơi các thỏa thuận chia sẻ hạt nhân có thể gây hậu quả tồi tệ nhất và thúc đẩy sự chia tách kiểu Chiến tranh Lạnh thành các khối quân sự như đã thấy ở châu Âu trong phần lớn thời gian 80 năm qua. Một số nguy cơ từ việc mở rộng các thỏa thuận chia sẻ hạt nhân theo tiền lệ châu Âu đã được nêu bật trước Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Anh vào năm 2008, như một phần của bản đánh giá tương lai của NATO và hệ thống phòng thủ châu Âu.

Bom hạt nhân B-61 có sức công phá gấp 25 lần quả bom mà Mỹ từng thả xuống Hiroshima.

Bom hạt nhân B-61 có sức công phá gấp 25 lần quả bom mà Mỹ từng thả xuống Hiroshima.

Bản đánh giá cho biết, thỏa thuận này - chia sẻ hạt nhân - có thể làm suy yếu và có thể đi ngược lại Điều I và II của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Còn theo các luật sư Mỹ, việc chuyển giao quyền kiểm soát là hợp pháp bởi, khi chiến tranh tổng lực nổ ra, NPT đã thất bại trong việc thực hiện mục tiêu đề ra và có thể bị cho là không còn khả năng kiểm soát. Tuy nhiên, giờ đây, một thỏa thuận chia sẻ hạt nhân từng có cơ sở lý luận trong thế giới tiền NPT và Chiến tranh Lạnh lại là nguyên nhân làm suy yếu NPT vì nó đưa ra lý do để các quốc gia khác theo đuổi một chương trình tương tự. Thỏa thuận chia sẻ hạt nhân của NATO hiện có thể được Trung Quốc, Pakistan hay bất kỳ quốc gia nào khác cũng sở hữu vũ khí hạt nhân sử dụng như là cái cớ để xây dựng một thỏa thuận tương tự.

Mặc dù đã 15 năm sau, khả năng chia sẻ hạt nhân được nêu bật vào năm 2008 dường như đã giảm đi nhiều, nhưng nguy cơ từ việc chia sẻ hạt nhân, với tiền lệ là NATO và ví dụ vừa xong là Nga -  Belarus, vẫn rất lớn. Đặc biệt, việc theo đuổi chia sẻ hạt nhân ở châu Á có thể có lợi cho Mỹ, chủ yếu là bởi nước này có thể phát huy một trong những lợi thế chiến lược lớn của họ trong khu vực - đó là mạng lưới quan hệ đối tác an ninh và căn cứ quân sự rộng lớn và phạm vi ảnh hưởng sâu rộng. Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia là những ứng viên hàng đầu cho các thỏa thuận chia sẻ hạt nhân, theo sau có thể là một số nước ở Đông Nam Á. Ngược lại, các đối thủ của Mỹ trong khu vực, chẳng hạn như Trung Quốc, có ít lựa chọn trong việc ngăn chặn hoặc chống lại sự phổ biến vũ khí hạt nhân bằng các thỏa thuận chia sẻ hạt nhân tương tự.

Ứng viên hàng đầu được trang bị vũ khí hạt nhân của Mỹ theo thỏa thuận chia sẻ để tăng cường vị thế của Washington ở Đông Nam Á là Australia. Việc nước này tham gia thỏa thuận AUKUS và tạo điều kiện cho Hải quân Hoàng gia Australia mua tàu ngầm tấn công hạt nhân của Mỹ có thể mở đường cho việc này. Trước khi AUKUS được công bố, Mỹ và Australia thường xuyên kêu gọi chia sẻ hạt nhân, chủ yếu nhằm vào Trung Quốc. Nhiều người suy đoán rằng ngay từ đầu, đây đã được xác định là mục đích cuối cùng của việc thành lập AUKUS. Các tàu ngầm tấn công hạt nhân của Australia sẽ có thể hoạt động trong thời gian dài ở Đông Á và có thể được trang bị nhiều tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân tầm xa. Việc tập trung vào năng lực hải quân, thay vì năng lực không quân như trong các thỏa thuận chia sẻ của châu Âu, cho thấy yêu cầu của chiến trường có thể khác nhau và xung đột có thể xảy ra ở những khu vực xa hơn.

Nó cũng phản ánh thực tế rằng, trong khi xung đột ở châu Âu chủ yếu là giữa các cường quốc khu vực, thì ở Đông Á, Mỹ và hầu hết các đồng minh đều là các cường quốc bên ngoài đang tìm cách duy trì một trật tự khu vực dựa trên việc thực hiện vai trò chi phối từ bên ngoài. Tàu ngầm hạt nhân là phương tiện lý tưởng để tăng cường năng lực tập thể của phương Tây trong việc chống lại những kẻ thách thức trật tự do phương Tây lập ra. Tàu ngầm hạt nhân cũng là loại khí tài có khả năng sinh tồn, sức chịu đựng và tải trọng cao.

F-35 là máy bay chiến đấu được thiết kế để thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân.

F-35 là máy bay chiến đấu được thiết kế để thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân.

Ngoài tàu ngầm, khả năng Australia mua máy bay ném bom chiến lược liên lục địa B-21 Raider của Mỹ, vốn cũng là phương tiện quan trọng để triển khai sức mạnh hạt nhân, đã được nhấn mạnh và đôi khi được ủng hộ mạnh mẽ, cho dù điều này ít có khả năng xảy ra và có thể tốn kém với chi phí phụ thuộc vào sự tiến triển của chương trình này trong thập kỷ tới.

Sau thông báo về việc thành lập AUKUS, tháng 2/2022, cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã kêu gọi xem xét thỏa thuận chia sẻ hạt nhân với Mỹ và nhấn mạnh rằng vũ khí hạt nhân không còn là chủ đề cấm kỵ đối với Tokyo. Tháng 3/2022, ông nhắc lại quan điểm này và nhận được sự ủng hộ đáng kể từ một số nhà lập pháp cấp cao của Nhật Bản. Trong thời gian tại vị, ông Abe đã dẫn đầu các động thái nhằm phát triển năng lực tấn công của Nhật Bản, bao gồm cả việc đặt hàng máy bay F-35, cũng như tên lửa hành trình phóng từ trên không có khả năng tấn công các mục tiêu trên toàn khu vực. Kể từ đó, Nhật Bản đã chuyển sang thực hiện các thương vụ mua sắm tên lửa hành trình Tomahawk mà với hạm đội tàu khu trục lớn thứ 3 thế giới, họ có thể tiếp tục nâng cao năng lực lên hơn nữa. Tất cả những diễn biến này có thể là chìa khóa mở đường cho một thỏa thuận chia sẻ hạt nhân cho phép F-35 cũng như các hạm đội tàu khu trục và tàu ngầm hạt nhân mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ.

Còn ở Hàn Quốc, những lời kêu gọi ngày càng tăng, kể cả từ giới quan chức cấp cao, về việc nước này phát triển kho vũ khí hạt nhân có thể được hiểu là công cụ gây áp lực buộc Mỹ phải đưa ra thỏa thuận chia sẻ hạt nhân. Mỹ từ lâu đã phản đối tham vọng hạt nhân của Seoul, điều mà cơ bản sẽ làm suy yếu nghiêm trọng cơ sở pháp lý vốn được dùng để biện minh cho sự hiện diện liên tục của Mỹ ở nước này như là nhà bảo trợ, đồng thời có khả năng khiến Hàn Quốc tự tin hơn nhiều vào tính độc lập về an ninh của mình. Tuy nhiên, một thỏa thuận chia sẻ hạt nhân có thể làm điều ngược lại và thúc đẩy sự trở lại của vũ khí hạt nhân Mỹ trên bán đảo sau 7 thập kỷ kể từ lần đầu tiên chúng được triển khai vào năm 1956.

Mặc dù dư luận Hàn Quốc được cho là hết sức ủng hộ việc nước này đạt được một loại năng lực tấn công hạt nhân nào đó, nhưng những yêu cầu về việc xây dựng một thỏa thuận chia sẻ hạt nhân dựa trên mô hình của NATO đã và đang là lựa chọn khả thi nhất về mặt chính trị. Cuối tháng 3 vừa qua, nhà chính trị cấp cao Joo Ho-young, lãnh đạo đảng Quyền lực nhân dân cầm quyền, đã đưa ra khả năng này, đồng thời nhấn mạnh rằng khả năng này sẽ được xem xét trước chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Yoon Suk-yeol tới Mỹ đang diễn ra.

Mối đe dọa bắt nguồn từ việc chia sẻ hạt nhân đối với lợi ích an ninh của các mục tiêu tiềm tàng của hành động quân sự phương Tây đã được Đại sứ Trung Quốc Lý Tống đặc biệt lưu ý tại Hội nghị đánh giá Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân lần thứ 10 được tổ chức hồi tháng 8/2022. Ông Tống cảnh báo rằng những lời kêu gọi về việc chia sẻ hạt nhân ở châu Á - Thái Bình Dương, cùng với việc phổ biến tàu ngầm tấn công hạt nhân thông qua AUKUS, là một trong 2 vấn đề mới nổi đối với cơ chế không phổ biến hạt nhân quốc tế.

Nguồn: [Link nguồn]

Em gái Chủ tịch Triều Tiên lên tiếng về thỏa thuận Mỹ - Hàn

Bà Kim Yo-jong, em gái Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, cho biết thỏa thuận an ninh giữa Mỹ và Hàn Quốc sẽ chỉ làm cho tình hình tồi tệ thêm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Thông ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN