Chỉ số Khủng bố toàn cầu: Việt Nam an toàn nhất thế giới

Trong 134 quốc gia, vùng lãnh thổ được nghiên cứu về nguy cơ và thiệt hại do nạn khủng bố trên khắp thế giới, Việt Nam được đánh giá là quốc gia an toàn nhất (thứ 134). Đã 5 năm liên tiếp an ninh quốc gia được bảo vệ an toàn tuyệt đối khỏi khủng bố.

Bản báo cáo Chỉ số khủng bố toàn cầu (GTI) được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Hòa bình Australia công bố hôm 15/11 cho thấy, số lượng người thiệt mạng liên quan tới các vụ tấn công khủng bố đã giảm trong năm 2016 song số lượng quốc gia phải chứng kiến tình trạng này lại gia tăng.

Theo GTI, các vụ tấn công khủng bố đã cướp đi sinh mạng của 25.673 người trong năm 2016. Con số này giảm 22% so với thời kỳ đỉnh điểm năm 2014.

Chỉ số Khủng bố toàn cầu: Việt Nam an toàn nhất thế giới - 1

Việt Nam đứng thứ 134 trong danh sách các nước không bị tấn công khủng bố trong 5 năm liên tiếp từ 2012 - 2016 của GTI.

Trong đó, châu Á – Thái Bình Dương là khu vực xếp thứ 3 trong danh sách những khu vực bị tác động từ chủ nghĩa khủng bố thấp nhất. Tuy nhiên, bản báo cáo nhấn mạnh sự khác biệt lớn giữa các nước trong cùng khu vực này.

Điển hình, Philippines đứng thứ 12 nhưng Mông Cổ, Triều Tiên, Papua New Guinea, Singapore, Đông Timo và Việt Nam được xếp đứng thứ 134 vì không phải chứng kiến bất cứ cuộc khủng bố nào trong vòng 5 năm liên tiếp từ năm 2012 – 2016.

Cũng theo GTI, kể từ năm 2002, hoạt động khủng bố đã gia tăng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương cả về tần suất và số người chết. 

Chỉ số Khủng bố toàn cầu: Việt Nam an toàn nhất thế giới - 2

Việt Nam xếp thứ 134/134 (cùng với 5 quốc gia, vùng lãnh thổ khác) về nguy cơ bị khủng bố tấn công. 

"Trong 15 năm qua, số vụ tấn công khủng bố đã tăng 720% từ con số 106 vụ trong năm 2002 lên 870 vụ trong năm 2016. Vào năm 2002, 350 người thiệt mạng trong các vụ tấn công khủng bố ở châu Á – Thái Bình Dương. Tới năm 2014, con số người chết là 744 và tới năm 2016 giảm còn 469 người", CNA dẫn thông tin từ bản báo cáo GTI.

Philippines, Trung Quốc và Thái Lan là những nước có số người chết nhiều nhất sau các vụ khủng bố từ năm 2002 và chiếm tới 85% tổng số người thiệt mạng do tấn công khủng bố trong ở khu vực.

Ngoài ra, kể từ năm 2002, Philippines, Thái Lan, Myanmar phải chứng kiến hoạt động của các nhóm khủng bố gia tăng nhanh nhất trong khu vực. 

"Trong năm 2016, 94% tổng số vụ tấn công khủng bố xảy ra tại 3 nước Philippines, Thái Lan, Myanmar. Tỷ lệ này đã tăng mạnh so với con số 55% hồi năm 2002. Tình trạng gia tăng khủng bố xảy ra do chính các yếu tố tại mỗi nước. Như vào năm 2016 tại Philippines, các lực lượng cực đoan đã chiếm thành phố Marawi trên đảo Mindanao suốt nhiều tháng. Vào năm 2002 tại Thái Lan, các nhóm Hồi giáo cực đoan đã giao tranh với quân chính phủ Thái Lan. Còn vào năm 2016 tại Myanmar, lực lượng ARSA được thành lập và gia tăng tấn công vào các đồn cảnh sát", bản báo cáo phân tích. 

Số người chết vì khủng bố đã giảm

Bản báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Hòa bình Australia cho hay, số lượng các vụ tấn công khủng bố ở Syria, Pakistan và Afghanistan đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, 77 quốc gia đã phải trải qua ít nhất là một cuộc tấn công khủng bố gây thiệt hại về người theo Dữ liệu khủng bố toàn cầu của Đại học Maryland tại Mỹ.

Theo GTI, số lượng nạn nhân thiệt mạng trong các vụ tấn công khủng bố giảm là "dấu hiệu tích cực" nhờ cuộc chiến chống các tổ chức hồi giáo cực đoan thay đổi chiến thuật. Trong đó, tình hình khủng bố được cải thiện nhiều nhất phải kể tới Nigeria khi mà số người chết sau các cuộc tấn công của nhóm Boko Haram đã giảm 80% trong năm 2016.

Tuy nhiên, số người chết do các cuộc tấn công của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS lại gia tăng trong nửa đầu năm 2016. Cụ thể, con số này tăng 40% tại Iraq.

Bản báo cáo GTI còn cảnh báo khả năng các tay súng khủng bố từ Iraq và Syria đang tìm cách mở rộng mạng lưới sang các quốc gia khác.

Riêng Afghanistan phải đối mặt với hoàn cảnh "phức tạp" trong năm 2016 khi mà các tay súng Taliban giảm tấn công vào dân thường nhưng lại gia tăng giao tranh với quân đội chính phủ. 

Còn tại châu Âu và các nước phát triển, 2016 là năm "chết chóc nhất" kể từ năm 1988 trừ vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ.

Nguyên nhân là IS đã mở rộng và tăng cường hoạt động khi có tới 75% số vụ tấn công khủng bố gây chết người ở những nước này do IS thực hiện hoặc do những kẻ bị ảnh hưởng từ tư tưởng cực đoan từ IS tiến hành kể từ năm 2014.

Một dấu hiệu đáng mừng là số người chết sau vụ tấn công khủng bố do IS thực hiện đã giảm mạnh trong nửa đầu năm nay. 

Forbes: VN là nước thành công nhất khi đón Tổng thống Donald Trump

Hôm 12/11, tạp chí Forbes (Mỹ) đã đăng tải bài bình luận cho rằng Việt Nam là nước thành công nhất trong chuyến...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Thu - Lược dịch (Infonet)
Việt Nam trên báo nước ngoài Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN