Căng thẳng Mỹ - Iran lên tột đỉnh?

“Tình hình ngày nay không phù hợp để đàm phán, kháng cự là lựa chọn duy nhất của chúng tôi”, hãng thông tấn IRNA dẫn lời Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết vào cuối ngày 20-5.

Theo đó, Tổng thống Rouhani cho biết ông ủng hộ các cuộc đàm phán và ngoại giao nhưng không phải trong điều kiện hiện tại. Cùng ngày trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Iran sẽ phải đối mặt với "lực lượng quân đội hùng mạnh" nếu tiếp tục cố gắng làm bất cứ điều gì chống lại lợi ích của Mỹ ở Trung Đông.

Ông chủ Nhà Trắng cho biết Tehran có thái độ rất thù địch với Washington. Ông Trump nói điều này với các phóng viên khi rời khỏi Nhà Trắng để tham dự một sự kiện ở Pennsylvania. Ông cũng cho biết Mỹ sẵn lòng đối thoại với Iran khi quốc gia này sẵn sàng nhưng "không có cuộc thảo luận nào đang diễn ra". Ông Trump nhấn mạnh Washington hiện không có dấu hiệu đe dọa các hành động của Tehran.

Căng thẳng Mỹ - Iran lên tột đỉnh? - 1

Tổng thống Trump tuyên bố Iran sẽ phải đối mặt với “lực lượng quân đội hùng mạnh” nếu chống lại lợi ích của Mỹ ở Trung Đông. Ảnh: REUTERS

Tuyên bố của ông Trump đưa ra sau khi hai nguồn tin của chính phủ Mỹ cho biết Washington cực kỳ nghi ngờ các tay súng Shi'ite có liên hệ với Iran và có thể được Tehran khuyến khích, dội pháo vào Vùng Xanh có phòng thủ nghiêm ngặt của Baghdad. Đây là nơi có các đại sứ quán nước ngoài, bao gồm đại sứ quán Mỹ. Iran đã bác bỏ các cáo buộc về khả năng liên quan đến các cuộc tấn công.

Hai nguồn tin của Washington cho biết họ vẫn đang cố gắng xác định liệu cuộc tấn công tên lửa có phải do Iran truyền cảm hứng hoặc chỉ đạo nhằm gửi thông điệp cụ thể cho Mỹ. Các nguồn tin chính phủ châu Âu và Mỹ tin rằng các dân quân Shi'ite có trụ sở tại Yemen hoặc Iraq đã thực hiện các cuộc tấn công ở Ả Rập Saudi và gần Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE), có khả năng có sự khuyến khích của Iran.

Căng thẳng Mỹ - Iran lên tột đỉnh? - 2

Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ tại căn cứ không quân của Israel ở Hatzor. Ảnh: EPA

Căng thẳng diễn ra sau khi ông Trump tìm cách cắt giảm xuất khẩu dầu của Iran, một năm sau khi ông rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và nhóm nước lớn P5+1. Theo thoả thuận, Iran hạn chế phát triển bom hạt nhân để đổi lấy việc gỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế. Quyết định của ông Trump từ bỏ thỏa thuận đã khiến Tehran tức giận.

Cũng trong ngày 20-5, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham, một đồng minh của Tổng thống Donald Trump, cho biết sau khi nhận được thông tin tình báo từ Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton: "Rõ ràng trong vài tuần qua, Iran đã tấn công các đường ống, tàu của các quốc gia khác và tạo ra các mối đe dọa đối với lợi ích của Mỹ ở Iraq". Chính quyền Trump cảnh giác cao độ để đáp trả những gì các quan chức nước này coi là mối đe dọa cụ thể và đáng tin từ Iran ứng phó với quân Mỹ ở Trung Đông.

7 tàu chiến Mỹ bủa vây Iran

Trong bối cảnh leo thang tình hình xung quanh Iran, Mỹ đã tập trung ít nhất bảy tàu chiến do tàu sân bay Abraham Lincoln dẫn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo H.Bình ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN