Căng thẳng biên giới Trung-Ấn: Trung Quốc đòi chủ quyền toàn bộ một vùng tranh chấp

Trong cuộc đàm phán cấp tướng về vấn đề tranh chấp biên giới, Trung Quốc thể hiện lập trường mà Ấn Độ không thể chấp nhận, khi tuyên bố chủ quyền với toàn bộ một vùng tranh chấp.

Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ trong một cuộc diễn tập chung năm 2018.

Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ trong một cuộc diễn tập chung năm 2018.

Theo trang mạng The Wire của Ấn Độ, 3 ngày sau cuộc đàm phán cấp tướng giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ ở biên giới, nguồn tin từ Ấn Độ cho biết thêm một cuộc đàm phán ở cấp thấp hơn sẽ diễn ra vào ngày 11.6.

Nhưng nguồn tin tại vùng tranh chấp cho thấy lập trường rõ ràng về sự không khoan nhượng của Trung Quốc dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC).

Nguồn tin giấu tên nói rằng phía Trung Quốc thẳng thừng bác bỏ yêu cầu của Ấn Độ về việc rút binh sĩ khỏi các vùng tranh chấp, khôi phục lại hiện trạng như tháng 4.2020.

Trung Quốc thậm chí còn từ chối thảo luận về vấn đề tranh chấp ở cao nguyên Galwan, tuyên bố chủ quyền với toàn bộ khu vực.

Do lập trường của hai bên quá khác biệt nên Trung tướng Harinder Singh, tư lệnh quân đoàn Ấn Độ đóng ở vùng Ladakh và Thiếu tướng Liu Lin, tư lệnh quân khu phía nam Tân Cương, không thể ra tuyên bố chung sau cuộc đàm phán.

Phía Trung Quốc cho rằng đã kiểm soát cao nguyên Galwan và các cao điểm “lâu đến mức mà họ có thể nhớ”. Do hành động xây dựng của Ấn Độ ở thung lũng Galwan là vi phạm chủ quyền.

Phía Ấn Độ đáp trả rằng hoạt động xây dựng Trung Quốc mới là bên xây dựng cơ sở hạ tầng vượt ranh giới LAC. Đại diện Trung Quốc đáp lời rằng vì cao nguyên Galwan thuộc chủ quyền Trung Quốc nên việc xây đường sá ở đây là phù hợp.

Cao nguyên Galwan và hồ Pangong là hai khu vực chiến lược ảnh hưởng đến vị thế của Trung Quốc và Ấn Độ ở biên giới.

Cao nguyên Galwan và hồ Pangong là hai khu vực chiến lược ảnh hưởng đến vị thế của Trung Quốc và Ấn Độ ở biên giới.

Các nhà đàm phán Ấn Độ cũng phản đối việc binh sĩ Trung Quốc tiến gần đến một trạm gác của Ấn Độ ở vùng tranh chấp. Về vấn đề này, phía Trung Quốc không đáp lời.

Về vấn đề tranh chấp ở hồ Pangong, phía Trung Quốc nói đã “hành động phù hợp” để củng cố vị trí phòng thủ. Nhưng Ấn Độ nói rằng lính Trung Quốc đã chặn đường tuần tra thông thường xung quanh hồ Pangong.

Tư lệnh Trung Quốc thừa nhận cuộc ẩu đả của binh sĩ hai bên ở khu vực hồ Pangong là “không đúng tinh thần”, nhưng giải thích rằng do binh sĩ quá bực tức vì thấy lính Ấn Độ vượt ranh giới.

Với yêu cầu rút bớt quân số, vũ khí hạng nặng và xe bọc thép, phía Trung Quốc nói sẽ đề xuất với cấp cao hơn.

Theo nguồn tin của quân đội Ấn Độ, Trung Quốc đã chiếm được vị trí chiến lược ở thung lũng Galwan, còn khu vực hồ Pangong thì bước tiến của quân đội Trung Quốc là không đáng kể. Nhưng tình hình ẩu đả diễn ra ở hồ Pangong cho thấy lý do để quan ngại.

Quân đội Ấn Độ cũng theo dõi kỹ lưỡng tình hình dọc biên giới giữa vùng Arunachal Pradesh (Ấn Độ) và Tây Tạng (Trung Quốc).

Nguồn tin khẳng định quân đội Ấn Độ đã đưa trang thiết bị vũ khí vào vị trí sẵn sàng, cách tiền tuyến vài km. Ấn Độ sẽ tiếp tục duy trì lực lượng cho đến khi Trung Quốc đồng ý tháo ngòi nổ căng thẳng và rút quân.

Nguồn: [Link nguồn]

Tướng quân đội TQ được điều đến giải quyết tranh chấp biên giới với Ấn Độ là ai?

Ngôi sao của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã được điều động đến Chiến khu miền Tây, nơi đang xảy ra các...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Star ([Tên nguồn])
Căng thẳng Trung Quốc - Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN