Cách hữu hiệu đối phó biến chủng Delta

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Ngoài các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt, việc tăng tốc độ tiêm chủng vắc xin Covid-19 được cho là cách giúp đối phó với biến chủng Delta. Điều này được thấy rõ không chỉ ở Trung Quốc mà còn cả ở Mỹ.

Ngoài các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt, đẩy nhanh tiêm chủng hàng loạt cũng là biện pháp hữu hiệu ngăn chặn biến chủng Delta. Ảnh minh họa: IC

Ngoài các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt, đẩy nhanh tiêm chủng hàng loạt cũng là biện pháp hữu hiệu ngăn chặn biến chủng Delta. Ảnh minh họa: IC

Theo Thời báo Hoàn cầu, Trung Quốc không phải quốc gia duy nhất phải đối phó với biến chủng Delta. Thời gian gần đây, biến chủng Delta đã hoành hành ở nhiều quốc gia khác như Mỹ hay Singapore, buộc các nước này phải sửa đổi hướng dẫn y tế công cộng. Các thành phố ở Úc và Campuchia cũng áp dụng lệnh phong tỏa nghiêm ngặt để hạn chế sức lây lan của biến chủng Delta. 

"Phải thừa nhận rằng, cuộc chiến đã thay đổi", Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho hay, nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của biến chủng Delta. 

Biến chủng này được mô tả là dễ lây lan như bệnh thủy đậu và Mỹ đã ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 trong ngày tăng vọt hôm 31/7 với hơn 100.000 ca, theo truyền thông Mỹ. 

Các bệnh viện trên khắp nước Mỹ đang chuẩn bị cho sự gia tăng các ca bệnh khi biến chủng Delta lây lan mạnh ở những nhóm chưa được tiêm chủng. Nhiều bang miền nam của Mỹ đang ghi nhận những con số kỷ lục.

Các quốc gia khác như Úc hay Campuchia đã áp đặt các lệnh phong tỏa nhằm ngăn sự lây lan của biến chủng Delta. Các nước châu Âu như Pháp hay Ý cũng tuyên bố áp dụng lại các biện pháp giãn cách xã hội

Các nhà dịch tễ học Trung Quốc và nước ngoài đều cho rằng, con người sẽ phải sống chung với Covid-19 trong một khoảng thời gian. Dù việc áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống và kiểm soát dịch bệnh là cần thiết, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là đẩy nhanh tiêm chủng vắc xin Covid-19 hàng loạt vì chỉ có như vậy mới bảo vệ con người khỏi biến chủng Delta, theo các nhà dịch tễ học.  

Các ổ dịch Covid-19 mới do biến chủng Delta gây ra ở Trung Quốc đang tạo ra thách thức cho quốc gia Đông Á này. Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết, nước này ghi nhận 61 ca Covid-19 cộng đồng hôm 2/8. Một ngày trước đó, con số này là 55 ca. 

Các ổ dịch mới, được xem là nghiêm trọng nhất kể từ sau đợt lây lan ở Vũ Hán, đã ghi nhận hơn 300 ca bệnh ở ít nhất 18 tỉnh và 27 thành phố ở Trung Quốc. Tất cả các tỉnh và khu vực thuộc Trung Quốc đã ban hành thông báo kêu gọi người dân địa phương tránh đi lại trừ khi thực sự cần thiết, 

Cùng với đó, lệnh phong tỏa đã được áp dụng với hàng triệu người ở thành phố Nam Kinh, thành phố Trương Gia Giới và Trường Đức, làm dấy lên những cuộc thảo luận về mức độ nguy hiểm của biến chủng Delta. 

Có bằng chứng cho thấy một số biến chủng của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan vượt trội so với các biến chủng đã xuất hiện trước đó, theo ông Tarik Jašarević, một phát ngôn viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). 

"Tác động của biến chủng mới tới các quốc gia sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả việc  có tiếp tục lây lan ra cộng đồng hay không và hệ thống y tế nước đó có đang hoạt động hết công suất", ông Tarik nói.

Tại Trung Quốc, biến chủng Delta lần đầu tiên được phát hiện ở tỉnh Quảng Đông hồi tháng 6 và tỉnh Vân Nam. Thực tế cho thấy, người được tiêm chủng sẽ có các triệu chứng nhẹ hơn và khả năng bị nhiễm bệnh thấp hơn người chưa tiêm. 

"Xem xét các đặc điểm của biến chủng Delta, chúng tôi thấy virus có thể sống sót trong thời tiết nóng nực của mùa hè. Với thời gian ủ bệnh ngắn hơn, tốc độ lây lan của nó sẽ nhanh hơn rất nhiều", Yang Zhanqiu, phó giám đốc khoa mầm bệnh sinh học tại Đại học Vũ Hán (TQ), chia sẻ hôm 2/8. 

Một bài viết trên tạp chí Khoa học Nature hôm 21/7 trích dẫn nghiên cứu của nhà dịch tễ học Jing Lu - làm việc tại CDC Quảng Đông - cho thấy, biến chủng Delta có thể lây truyền gấp 2 lần so với chủng virus ban đầu. 

Các nhà nghiên cứu còn cho biết, virus được phát hiện ở người nhiễm biến chủng Delta sau 4 ngày tiếp xúc, trong khi với chủng cũ là 6 ngày. Điều này cho thấy biến chủng Delta nhân lên rất nhanh. Người bị nhiễm biến chủng Delta cũng có tải lượng virus cao hơn 1.260 lần so với người nhiễm chủng virus ban đầu. 

Ngoài các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt, việc đẩy nhanh quá trình tiêm chủng hàng loạt cũng góp phần ngăn chặn biến chủng Delta. Thực tế ở Mỹ và Trung Quốc đã chứng minh điều này. 

Khi dự đoán về tình hình dịch bệnh ở Mỹ trong bối cảnh gia tăng các ca nhiễm biến chủng Delta, nhà dịch tễ học Eric Feigl-Ding - thành viên cấp cao tại Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, chia sẻ với Hoàn cầu hôm 2/8 rằng, "tình hình sẽ rất tồi tệ ở các bang có ít người đi tiêm vắc xin". 

"Tôi nghĩ chúng ta phải chấp nhận rằng đây là một giai đoạn mới của đại dịch Covid-19, hoặc một phiên bản 2.0 hoàn toàn khác so với trước đó", ông Eric nói. 

Tại Mỹ, ngày càng nhiều người đi tiêm chủng ở các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến chủng Delta, mang tới một tia hy vọng. Tuy nhiên, con số thực tế vẫn còn rất thấp để có thể ngăn chặn sự lây lan của virus, tạp chí Wall Street Journal đưa tin hôm 21/7. 

Thực hiện tiêm chủng hàng loạt để đạt miễn dịch cộng đồng cũng là một phương pháp đầy hứa hẹn ở Trung Quốc khi các ca nhiễm biến chủng Delta tăng đột biến do tỷ lệ tiêm chủng chưa đủ. 

"Việc đạt được miễn dịch cộng đồng sẽ rất hữu ích để đối phó với biến chủng Delta", ông Yang, phó giám đốc khoa mầm bệnh sinh học tại Đại học Vũ Hán (TQ), nói. 

Nguồn: [Link nguồn]

Biến chủng Delta đặt ra thách thức mới với Trung Quốc

Biến chủng Delta đang khiến Trung Quốc phải đối mặt với ổ dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất kể từ sau đợt bùng phát ở...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Thái - Thời báo Hoàn cầu ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN