Cách duy nhất giúp Đài Loan ngăn Trung Quốc đổ bộ chiếm đảo?

Đài Loan cần đến những tàu tên lửa nhỏ, rẻ và đủ nhanh để chống đỡ đợt tấn công chiếm đảo của Trung Quốc cho đến khi Mỹ có thể can thiệp.

Các xuồng vũ trang tấn công nhanh của Iran.

Các xuồng vũ trang tấn công nhanh của Iran.

Theo National Interest, đây là lời khuyên của giáo sư James Holmes đến từ Đại học Hải chiến Mỹ. “Các tàu tấn công nhanh dễ dàng tuần tra quanh đảo Đài Loan, bao gồm cả khu vực ngoại vi gồ ghề và sử dụng địa lý để ẩn nấp”, Holmes viết.

“Các tàu này có thể ẩn trong đoàn thuyền đánh cá, khiến Trung Quốc rất khó phân biệt”, Holmes nhấn mạnh. “Tàu tên lửa cỡ nhỏ đem đến cho Đài Loan sự cân bằng quân sự đáng kể với Trung Quốc”.

Chỉ vài thập kỷ trước, Đài Loan vẫn tự hào sở hữu quân đội vượt trội hơn Trung Quốc, hòn đảo giàu hơn đại lục. Tàu sân bay Mỹ từng đi qua khu vực năm 1996 trong cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan như một thông điệp rõ ràng rằng nếu Trung Quốc phát động chiến dịch quân sự, Mỹ sẽ can thiệp.

Ngày nay, Trung Quốc đã trỗi dậy mạnh mẽ cả về kinh tế và quân sự, khiến cán cân sức mạnh nghiêng hẳn về đại lục. Đài Loan không còn có thể chỉ dựa vào quân sự, công nghệ và vũ khí hiện đại để đối phó Trung Quốc, Holmes nhận định.

26 tàu chiến Đài Loan cùng hai tàu ngầm ngày nay không còn có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến trên biển, chỉ đóng vai trò phòng thủ gần bờ.

Đài Loan trong thời gian qua đặt mua một lượng lớn vũ khí Mỹ.

Đài Loan trong thời gian qua đặt mua một lượng lớn vũ khí Mỹ.

Giáo sư Holmes cho rằng, tàu tên lửa rẻ tiền nhưng hiệu quả giống như của Iran có thể đóng vai trò chính trong chiến lược hàng hải của Đài Loan.Đài Loan đang đóng các tàu hộ tống tàng hình cỡ nhỏ nhưng với số lượng ít ỏi, chưa thể răn đe Trung Quốc.

Giáo sư Holmes nhận định, giới lãnh đạo Đài Loan cần phải thay đổi tư duy chiến lược ngay từ bây giờ, chứ không phải đợi đến khi có một sự kiện như Trân Châu Cảng xảy ra đối với Mỹ.

“Trận đánh ở Trân Châu Cảng đã khiến người Mỹ thức tỉnh, không còn coi thiết giáp hạm là khí tài quân sự chủ chốt, thay vào đó là các tàu sân bay cỡ lớn”, Holmes viết.

Đài Loan không có thời gian và cơ hội để học hỏi như vậy. Hòn đảo này cần phải sẵn sàng một khi xung đột giữa hai bờ eo biển nổ ra, theo giáo sư Holmes. Giáo sư Mỹ khuyên lãnh đạo Đài Loan nên sử dụng nguồn lực một cách hợp lý, không cần thiết phải tiêu tốn hàng tỉ USD để mua thêm tiêm kích F-16 hay tàu ngầm, bởi số lượng quá ít ỏi.

Các phương tiện vũ khí đơn giản nhưng hiệu quả, chi phí chế tạo ít tốn kém mới là mục tiêu mà Đài Loan nên nhắm tới trong giai đoạn hiện nay, giáo sư Holmes kết luận.

Điều gì xảy ra khi không còn quốc gia nào công nhận Đài Loan?

Kể từ năm 2016, 7 quốc gia đồng minh đã quay lưng với Đài Loan để nhận viện trợ từ Trung Quốc, hiện chỉ còn 15 quốc...

Cách duy nhất giúp Đài Loan ngăn Trung Quốc đổ bộ chiếm đảo? - 3Cách duy nhất giúp Đài Loan ngăn Trung Quốc đổ bộ chiếm đảo? - 3Cách duy nhất giúp Đài Loan ngăn Trung Quốc đổ bộ chiếm đảo? - 3Cách duy nhất giúp Đài Loan ngăn Trung Quốc đổ bộ chiếm đảo? - 3Cách duy nhất giúp Đài Loan ngăn Trung Quốc đổ bộ chiếm đảo? - 3Cách duy nhất giúp Đài Loan ngăn Trung Quốc đổ bộ chiếm đảo? - 3

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - NI ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN