Báo Mỹ: Bài học từ thành công trong chống Covid-19 của Việt Nam

Washington Post - một trong những tờ báo nổi tiếng nhất của Mỹ, hôm nay có bài viết phân tích về thành công trong phòng chống dịch Covid-19, mang lại những "bài học", và đặc biệt đề cập đến dịp kỷ niệm thống nhất đất nước 30.4.1975 của Việt Nam.

Sau đây là nội dung bài viết của Washington Post:

Mỹ đã đạt cột mốc đau thương trong tuần này khi hơn 60.000 người đã tử vong vì Covid-19, con số này còn nhiều hơn số lính Mỹ tử trận trong chiến tranh với Việt Nam. Sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn ngày 30.4.1975 đã kết thúc xung đột giữa 2 nước.

Thật trùng hợp, kỷ niệm kỷ niệm 45 năm ngày thống nhất đất nước cũng là ngày Việt Nam đánh dấu 14 ngày không có ca nhiễm mới Covid-19. Việt Nam đã chiến thắng dịch bệnh với không một trường hợp tử vong nào được ghi nhận.

Mặc dù có biên giới giáp với Trung Quốc, dân số đông và còn một số hạn chế về kinh tế, câu chuyện chống dịch của Việt Nam đã trở thành ngoại lệ trên thế giới. Nước này chỉ ghi nhận hơn 270 ca nhiễm Covid-19 và không có trường hợp tử vong. Việt Nam đang dần dỡ bỏ các biện pháp cách ly xã hội để bắt đầu khôi phục sản xuất, kinh tế.

Sự thành công trong chống dịch của Việt Nam đã nhận được nhiều khen ngợi từ quốc tế.

Một người đàn ông đi qua bức hình trên tường ở Hà Nội kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng Sài Gòn (ảnh: Washington Post)

Một người đàn ông đi qua bức hình trên tường ở Hà Nội kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng Sài Gòn (ảnh: Washington Post)

Hôm 28.4, Thủ tướng Việt Nam – ông Nguyễn Xuân Phúc, phát biểu: “Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được đại dịch”.

45 năm sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam đang ngày càng phát triển và họ vừa thắng thêm một trận chiến khác – dịch Covid-19.

Điều gì làm nên thành công của Việt Nam trước Covid-19?

2 chuyên gia y tế Robyn Klingler Vidra tại Đại học Hoàng gia London và Ba Linh Tran tại Đại học Bath, đã xác định 3 chiến thuật quan trọng được Việt Nam sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến với Covid-19 là: Sàng lọc người nhiễm virus, khoanh vùng và theo dõi, duy trì liên lạc.

Mỹ đã làm 5 triệu xét nghiệm Covid-19 trong khi Việt Nam chỉ thực hiện 200.000 xét nghiệm. Tuy nhiên, nhờ các biện pháp chống Covid-19 được tiến hành từ sớm, việc xét nghiệm Covid-19 tại Việt Nam tỏ ra rất hiệu quả.

Xe tăng của quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30.4.1975 (ảnh: Sputnik)

Xe tăng của quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30.4.1975 (ảnh: Sputnik)

Từ sau khi phát hiện các trường hợp nhiễm virus trở về từ tháng 1, Việt Nam đã thực hiện cách ly nghiêm ngặt những người nghi nhiễm tại các cơ sở do chính phủ thành lập.

Việt Nam đã sử dụng tin nhắn và ứng dụng để cung cấp thông tin và tuyên truyền cho người dân về tình hình dịch bệnh. Chính phủ công bố dữ liệu về số người nhiễm virus lên nhiều phương tiện truyền thông một cách minh bạch. Điều này khiến giới quan sát ngạc nhiên vì trước đây có nhiều đồn đoán cho rằng Việt Nam duy trì các biện pháp hạn chế thông tin.

Các chuyên gia Mỹ cho biết, họ tin tưởng vào số liệu do Việt Nam công bố. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới dập dịch SARS năm 2003 thành công. Việt Nam có thể đã rút ra được kinh nghiệm từ sự chậm trễ trong phòng chống dịch Covid-19 tại Trung Quốc.

“Không nên quên rằng chúng ta mới chỉ thắng từng ‘trận đánh’, từng ‘chiến dịch’, vẫn chưa thắng hoàn toàn cả ‘cuộc chiến’”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tuần trước.

Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam tại Mỹ (ảnh: Getty)

Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam tại Mỹ (ảnh: Getty)

Quay trở lại câu chuyện chiến tranh, Mỹ và Việt Nam giờ đây đã không còn là kẻ thù. Hai nước đã bình thường hóa quan hệ từ năm 1995 và những cuộc thăm dò gần đây cho biết, người Mỹ cảm thấy Việt Nam là đất nước rất thân thiện.

Đầu tháng 4, Tổng thống Trump đã "cảm ơn những người bạn ở Việt Nam" sau khi nhận lô hàng 450.000 bộ đồ bảo hộ gửi từ nước này. Nhiều doanh nghiệp Mỹ cũng đã chuyển hướng sang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Việt Nam rất hoan nghênh động thái này vì sự phục hồi kinh tế là cần thiết sau khi đã đẩy lùi được dịch bệnh.

Mỹ và Việt Nam đang duy trì mối quan hệ tốt đẹp và đặc biệt gắn bó hơn trong thời gian gần đây, trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành cùng với đó là sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Dân Úc phẫn nộ với Đại sứ Trung Quốc

Người dân Úc đã bày tỏ sự tức giận và muốn chính phủ trục xuất đại sứ Trung Quốc vì những lời lẽ thách thức,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Washington Post ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN