Bác sĩ cảnh báo hiện tượng lạ nguy hiểm ở bệnh nhân Covid-19

Các bác sĩ phát hiện một số bệnh nhân Covid-19 vẫn nói chuyện bình thường và không có dấu hiệu kiệt sức hay ốm yếu, nhưng nồng độ oxy trong máu của họ lại đủ thấp để gây bất tỉnh hoặc thậm chí tử vong.

Theo Guardian, hiện tượng kỳ lạ mới được phát hiện ở một số bệnh nhân Covid-19 được gọi với thuật ngữ "happy hypoxia” hoặc "silent". Nó làm dấy lên các câu hỏi về cách thức chính xác mà virus SARS-CoV-2 tấn công vào phổi và liệu có phác đồ hiệu quả nào để điều trị cho các bệnh nhân gặp hiện tượng này hay không.

Một người khỏe mạnh sẽ có độ bão hòa oxy là ít nhất 95%. Nhưng các bác sĩ cho biết bệnh nhân Covid-19 với hội chứng "silent" chỉ có nồng độ bão hòa oxy ở mức 80%, 70% và thậm chí là 50%. Và trong hầu hết bệnh về phổi, nếu nồng độ bão hòa oxy giảm xuống dưới 95%, bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng xấu như tràn dịch màng phổi hoặc khó thở do lượng CO2 tăng.

"Việc ngày càng nhiều bệnh nhân Covid-19 phải nhập viện trong tình trạng thiếu oxy trong máu rất đáng phải suy nghĩ. Chúng tôi nhận thấy độ bão hòa oxy rất thấp nhưng bệnh nhân không hề biết điều đó. Đây là hiện tượng không thường thấy ở bệnh cúm hoặc các bệnh liên quan tới viêm phổi", bác sĩ Jonathan Bannard-Smith, một chuyên gia tư vấn chăm sóc thiết yếu và gây mê tại Bệnh viện hoàng gia Manchester, chia sẻ.

Bác sĩ cảnh báo hiện tượng lạ nguy hiểm ở bệnh nhân Covid-19. Ảnh minh họa: Pixabay

Bác sĩ cảnh báo hiện tượng lạ nguy hiểm ở bệnh nhân Covid-19. Ảnh minh họa: Pixabay

Theo Sky News, nhiều giả thuyết được đặt ra về nguyên nhân gây ra hiện tượng "silent" ở bệnh nhân Covid-19. Nhiều bác sĩ nhận thấy đông máu là đặc điểm chính của các ca nhiễm Covid-19 nghiêm trọng.

Elnara Marcia Negri, một nhà nghiên cứu về phổi ở Sao Paulo, Brazil, chia sẻ trên trang Science rằng sự đông máu có thể xuất hiện sớm trong phổi của bệnh nhân, ngăn không cho máu được oxy hóa đúng cách.

Hiện tượng "silent"cũng thúc đẩy một cuộc tranh luận về cách điều trị cho bệnh nhân Covid-19.

Luciano Gattinoni, một giáo sư tại khoa chăm sóc tích cực tại Trung tâm y tế đại học Göttingen, Đức, cảnh báo về việc dùng máy thở hoặc thở oxy áp lực cao với bệnh nhân Covid-19 có hiện tượng "silent".

Theo Gattinoni, các biện pháp can thiệp này có thể gây hại cho phổi đang bị sưng phồng và chỉ nên sử dụng nếu các biện pháp điều trị không xâm lấn không hiệu quả.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống COVID-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Truyền thông Anh: Vì sao Việt Nam không còn cần đến giãn cách xã hội?

Hãng tin truyền hình ITV News của Anh hôm 4/5 nhận định giãn cách xã hội (cách ly xã hội) không còn cần thiết ở Việt Nam...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Guardian, Sky News ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN