Ba Lan tức giận vì Đức chỉ giao xe tăng Leopard 1A5 thay vì Leopard 2A4 như đã hứa

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Đức muốn Ba Lan nhận xe tăng Leopard 1A5 thay vì Leopard 2A4 như cam kết ban đầu, điều này khiến Warsaw rất tức giận.

Mặc dù còn rất nhiều chiếc Leopard 2A4 đang được cất giữ trong kho, nhưng Chính phủ Đức lại muốn Ba Lan tiếp nhận những xe tăng Leopard 1A5 lạc hậu hơn cả một thế hệ.

Mặc dù còn rất nhiều chiếc Leopard 2A4 đang được cất giữ trong kho, nhưng Chính phủ Đức lại muốn Ba Lan tiếp nhận những xe tăng Leopard 1A5 lạc hậu hơn cả một thế hệ.

Cụ thể, Berlin chính thức thông báo họ không thể cung cấp cho Quân đội Ba Lan xe tăng Leopard 2A4 với số lượng và thời gian thích hợp. Những cỗ máy này được Warsaw kỳ vọng theo cái gọi là "giao hàng vòng tròn", tức là họ sẽ nhận về sau khi giao toàn bộ T-72 cho Ukraine.

Cụ thể, Berlin chính thức thông báo họ không thể cung cấp cho Quân đội Ba Lan xe tăng Leopard 2A4 với số lượng và thời gian thích hợp. Những cỗ máy này được Warsaw kỳ vọng theo cái gọi là "giao hàng vòng tròn", tức là họ sẽ nhận về sau khi giao toàn bộ T-72 cho Ukraine.

Được biết chính phủ Đức tuyên bố họ chỉ có thể cung cấp 20 chiếc Leopard 2 trong 12 tháng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan Mariusz Błaszczak đã công bố chính xác các điều khoản và khối lượng như vậy với thái độ khá tức giận.

Được biết chính phủ Đức tuyên bố họ chỉ có thể cung cấp 20 chiếc Leopard 2 trong 12 tháng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan Mariusz Błaszczak đã công bố chính xác các điều khoản và khối lượng như vậy với thái độ khá tức giận.

Trước những cáo buộc chính đáng từ Warsaw về sự không phù hợp của đề nghị, chính thức thì Berlin đã gợi ý Ba Lan nhận 100 xe tăng Leopard 1A5, cũng như xe chiến đấu bộ binh Marder, tờ Sueddeutsche Zeitung của Đức viết.

Trước những cáo buộc chính đáng từ Warsaw về sự không phù hợp của đề nghị, chính thức thì Berlin đã gợi ý Ba Lan nhận 100 xe tăng Leopard 1A5, cũng như xe chiến đấu bộ binh Marder, tờ Sueddeutsche Zeitung của Đức viết.

Đáng chú ý là những chiếc Leopard 1A5 và Marder này đang nằm trong các nhà kho của công ty Rheinmetall, Đức đã nhiều lần cam kết sẽ bàn giao chúng cho Quân đội Ukraine, nhưng giờ đây họ lại muốn Ba Lan tiếp nhận.

Đáng chú ý là những chiếc Leopard 1A5 và Marder này đang nằm trong các nhà kho của công ty Rheinmetall, Đức đã nhiều lần cam kết sẽ bàn giao chúng cho Quân đội Ukraine, nhưng giờ đây họ lại muốn Ba Lan tiếp nhận.

Thực tế trên một lần nữa lại làm lấy lên vô số chỉ trích về việc Đức không thực hiện nghiêm chỉnh cam kết với các đồng minh của mình, câu hỏi được đặt ra hiện nay là nếu họ giao những chiến xa trên cho Ba Lan thì Ukraine sẽ nhận được gì?

Thực tế trên một lần nữa lại làm lấy lên vô số chỉ trích về việc Đức không thực hiện nghiêm chỉnh cam kết với các đồng minh của mình, câu hỏi được đặt ra hiện nay là nếu họ giao những chiến xa trên cho Ba Lan thì Ukraine sẽ nhận được gì?

Trong thời điểm hiện tại, phía Ba Lan đã đưa ra câu hỏi và yêu cầu Đức trả lời, đó là tại sao Berlin không thể ngay lập tức chuyển giao cho họ ít nhất là 50 chiếc Leopard 2A4 có sẵn trong kho dự trữ?

Trong thời điểm hiện tại, phía Ba Lan đã đưa ra câu hỏi và yêu cầu Đức trả lời, đó là tại sao Berlin không thể ngay lập tức chuyển giao cho họ ít nhất là 50 chiếc Leopard 2A4 có sẵn trong kho dự trữ?

Theo thống kê của trang Military Balance 2021, Quân đội Đức hiện còn 600 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 các phiên bản trong biên chế, nhưng chỉ 250 chiếc được triển khai trực chiến, số còn lại vẫn đang bảo quản.

Theo thống kê của trang Military Balance 2021, Quân đội Đức hiện còn 600 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 các phiên bản trong biên chế, nhưng chỉ 250 chiếc được triển khai trực chiến, số còn lại vẫn đang bảo quản.

Ngoài ra tại sao Đức cũng không thể gửi các xe tăng Leopard 2 này tới Slovakia và Slovenia, vì họ cũng có nghĩa vụ liên quan đến "cung cấp vòng tròn", sau khi các nước này chuyển giao vũ khí của họ cho Ukraine.

Ngoài ra tại sao Đức cũng không thể gửi các xe tăng Leopard 2 này tới Slovakia và Slovenia, vì họ cũng có nghĩa vụ liên quan đến "cung cấp vòng tròn", sau khi các nước này chuyển giao vũ khí của họ cho Ukraine.

Và điều duy nhất mà Tập đoàn Krauss Maffei Wegmann (KMW) thực sự đã làm được trong những năm gần đây đó là gửi 12 xe tăng vào năm 2020 cho Hungary, và 15 chiếc khác dự kiến sẽ được gửi đến Cộng hòa Séc.

Và điều duy nhất mà Tập đoàn Krauss Maffei Wegmann (KMW) thực sự đã làm được trong những năm gần đây đó là gửi 12 xe tăng vào năm 2020 cho Hungary, và 15 chiếc khác dự kiến sẽ được gửi đến Cộng hòa Séc.

Đối diện lời chỉ trích, Đức cho rằng tất cả những chiếc xe tăng này được "cất giữ" với vai trò bảo đảm nguồn cung cấp các bộ phận phụ tùng để duy trì khả năng chiến đấu của Leopard 2 của chính họ và quân đội các nước khác vận hành cỗ máy này.

Đối diện lời chỉ trích, Đức cho rằng tất cả những chiếc xe tăng này được "cất giữ" với vai trò bảo đảm nguồn cung cấp các bộ phận phụ tùng để duy trì khả năng chiến đấu của Leopard 2 của chính họ và quân đội các nước khác vận hành cỗ máy này.

Ngoài ra Đức thông báo họ cũng trở thành nhà tài trợ khung gầm cho các phương tiện tác chiến dựa trên Leopard 2. Trong số đó, ngoài các xe cứu kéo truyền thống như BREM, còn có pháo tự hành PzH 2000.

Ngoài ra Đức thông báo họ cũng trở thành nhà tài trợ khung gầm cho các phương tiện tác chiến dựa trên Leopard 2. Trong số đó, ngoài các xe cứu kéo truyền thống như BREM, còn có pháo tự hành PzH 2000.

Nhưng câu trả lời trên không được các bên liên quan cảm thấy thỏa mãn, Ukraine, Ba Lan và một số quốc gia khác cáo buộc Berlin đang cố tình không giao vũ khí cho họ theo cam kết trước đó vì muốn làm vừa lòng Nga, sau khi Moskva giảm lượng khí đốt bán cho Đức.

Nhưng câu trả lời trên không được các bên liên quan cảm thấy thỏa mãn, Ukraine, Ba Lan và một số quốc gia khác cáo buộc Berlin đang cố tình không giao vũ khí cho họ theo cam kết trước đó vì muốn làm vừa lòng Nga, sau khi Moskva giảm lượng khí đốt bán cho Đức.

Họ cũng nhắc tới chính sách tiết giảm chi tiêu cho quân đội mà Đức thực hiện từ những năm 1990, khiến hiện nay họ không đảm bảo đúng vai trò trong NATO cũng như EU đối với một cường quốc kinh tế và quân sự hàng đầu.

Họ cũng nhắc tới chính sách tiết giảm chi tiêu cho quân đội mà Đức thực hiện từ những năm 1990, khiến hiện nay họ không đảm bảo đúng vai trò trong NATO cũng như EU đối với một cường quốc kinh tế và quân sự hàng đầu.

Hiện tại chưa rõ dưới sức ép mạnh mẽ từ các đồng minh thì chính phủ Đức có thay đổi quan điểm của mình hay không?

Hiện tại chưa rõ dưới sức ép mạnh mẽ từ các đồng minh thì chính phủ Đức có thay đổi quan điểm của mình hay không?

Nguồn: [Link nguồn]

Vũ khí kỳ quặc nhất Đức Quốc xã từng chế tạo, cả thế giới hiện chỉ còn một chiếc

Chiến tranh thường thúc đẩy những đổi mới phi thường, đặc biệt là về vũ khí. Xe tăng hình cầu do Đức Quốc xã chế tạo trong Thế chiến II – là một trong những ví dụ cho...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Bạch Dương (Defense Express) ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN