Ấn Độ tổn thương vì bức biếm họa so sánh với Trung Quốc trên báo Đức

Một bức biếm họa đăng trên tạp chí Đức Der Spiegel gần đây khiến nhiều người Ấn Độ cảm thấy tổn thương, khi quốc gia này vượt qua Trung Quốc để trở thành nước đông dân nhất thế giới.

Bức biếm họa khiến người Ấn Độ cảm thấy tổn thương.

Bức biếm họa khiến người Ấn Độ cảm thấy tổn thương.

Tranh biếm họa được đăng trên số ra tháng trước của Der Spiegel vẽ hình ảnh tương phản giữa một đoàn tàu cũ chật ních người vượt lên trên tàu điện siêu tốc hiện đại của Trung Quốc.

“Phương Tây thích khắc họa Ấn Độ trong cảnh nghèo đói và chật vật”, nghị sĩ Ấn Độ Vijayasai Reddy viết trên Twitter, cho rằng tranh biếm họa này là “khẩu vị tồi”.

Nhiều người khác cũng lên tiếng chỉ trích. “Chào Đức, đây là sự phân biệt chủng tộc thái quá”, Kanchan Gupta, một cố vấn cấp cao của Bộ Thông tin và phát thanh truyền hình Ấn Độ, viết trên Twitter.

Trong nhiều năm sau khi độc lập khỏi Anh năm 1947, Ấn Độ rơi vào tình cảnh kém phát triển. Tuổi thọ trung bình thời điểm đó chỉ là 37 đối với đàn ông và 36 với nữ, và chỉ có 12% dân số biết chữ. GDP khi đó chỉ đạt 20 tỷ USD.

Tuy nhiên, sau hơn 3/4 thế kỷ, những người chỉ trích Der Spiegel cho rằng nhìn Ấn Độ qua lăng kính nghèo đói là không công bằng.

Nền kinh tế gần 3 nghìn tỷ USD của Ấn Độ giờ đã thuộc hàng thứ 5 thế giới và có tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất. Tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người đạt từ 1.036 – 12.535 USD.

Tỷ lệ biết chữ tăng lên 74% đối với nam giới và 65% đối với nữ, còn tuổi thọ đạt 70.

Tuần trước, Ấn Độ vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, theo tính toán của Liên Hợp Quốc.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán Ấn Độ sẽ tăng trưởng nhanh hơn tất cả các nền kinh tế phát triển và mới nổi trong năm nay, với GDP đạt 5,9%. Trong khi đó, các nền kinh tế của Đức và Anh được dự đoán sẽ bước vào giai đoạn trì trệ, còn Mỹ chỉ tăng khoảng 1,6%.

Bộ trưởng Công nghệ thông tin Ấn Độ Rajeev Chandrasekhar nói rằng “sẽ không khôn ngoan nếu không đặt cược cho Ấn Độ” dưới thời Thủ tướng Narendra Modi.

“Trong mấy năm tới, nền kinh tế Ấn Độ sẽ lớn hơn của Đức”, ông viết trên Twitter.

Họa sĩ biếm họa Patrick Chappatte nói với CNN rằng ông đã thu hồi bức vẽ minh họa cho Der Spiegel khi nó trở thành “vấn đề địa - chính trị”.

Chappatte cho biết ông chỉ vẽ bức họa này với ý “gây cười tích cực” và “đồng cảm với Ấn Độ”.

Bức biếm họa của Der Spiegel “đi theo lối sáo rỗng cũ kỹ”, Đại sứ Đức tại Ấn Độ Philipp Ackermann nói với hãng tin Ấn Độ ANI.

“Tôi muốn mời người vẽ đi tàu điện ngầm ở Delhi cùng tôi. Delhi có tuyến tàu điện ngầm rất hiện đại”, ông nói.

Dẫu vậy, không phải tất cả hệ thống đường sắt của Ấn Độ đều hiện đại. Nhiều tuyến tàu đã quá cũ và xuống cấp.

Trong khi đó, Trung Quốc sở hữu mạng lưới tàu cao tốc có mức độ bao phủ lớn nhất thế giới. Nước này có khoảng 42.000km đường sắt cao tốc từ năm 2008 và sẽ làm thêm 70.000km nữa cho đến năm 2035.

Việc so sánh giữa Ấn Độ với Trung Quốc cũng khiến nhiều người khó chịu khi quan hệ giữa hai quốc gia không suôn sẻ, nhất là sau vụ đụng độ chết người nghiêm trọng trên biên giới năm 2022.

Nguồn: [Link nguồn]

Biểu tình hóa bạo lực, một bang ở Ấn Độ phải ra lệnh ”thấy là bắn”

Quân đội được triển khai và lệnh giới nghiêm cũng được áp dụng sau khi bạo lực nổ ra giữa các nhóm bộ tộc và nhóm phi bộ tộc ở một bang của Ấn Độ. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Bình Giang CNN ([Tên nguồn])
Tin tức Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN