Ai Cập: Tìm thấy quan tài đất nung 3.400 năm tuổi, mở ra thấy cảnh đáng sợ

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Các nhà khảo cổ có phát hiện bất ngờ bên trong cỗ quan tài đất nung được giấu kín trong một vách đá ở Ai Cập.

Các nhà khảo cổ từng phát hiện cỗ quan tài đất nung niên đại cách đây 3.400 năm.

Các nhà khảo cổ từng phát hiện cỗ quan tài đất nung niên đại cách đây 3.400 năm.

Tiến sĩ Martina Bardonova và các cộng sự tìm thấy một quan tài trên vách đá ở Aswan, thành phố có tầm quan trọng lịch sử nằm trên sông Nile. 

Cỗ quan tài thuộc về triều đại của Hatshepsut, người phụ nữ đầu tiên trị vì Ai Cập trong khoảng thời gian 1479-1458 trước Công nguyên, nghĩa là cách đây khoảng 3.400 năm, theo Express.

Kênh truyền hình Channel 4 của Anh mô tả về phát hiện trong tập phim mang tên “Bí ẩn ở Thung lũng của các vị Vua Ai Cập”. Lời dẫn trong tập phim cho biết: "Nhóm của Tiến sĩ Martina tìm thấy một quan tài được giấu kín trên vách đá để tránh những kẻ trộm. Họ cố gắng tiếp cận quan tài trong khi phải đối mặt với một trận bão cát từ sa mạc Sahara. Khi cơn bão cát đạt tới sức gió giật mạnh, ngay cả quãng đường 200 mét đến cỗ quan tài cũng là điều khó khăn".

“Tiếp cận cỗ quan tài bằng đất nung, các nhà khảo cổ cẩn thận mở nắp. Nhưng gì bên trong khiến Tiến sĩ Martina giật mình”, lời dẫn cho biết.

Bên trong cỗ quan tài là bộ xương phụ nữ bọc trong lớp vải màu đen.

Bên trong cỗ quan tài là bộ xương phụ nữ bọc trong lớp vải màu đen.

“Cỗ quan tài rất nặng. Bên trong dường như là một xác ướp rất xấu xí. Nó khác hẳn với những xác ướp khác, dường như không được bọc cẩn thận mà chỉ được bó lại, rồi đơn giản đặt vào bên trong", Tiến sĩ Martina cho biết.

Xem xét kỹ hơn, các nhà khảo cổ nhận ra thứ bên trong không phải là xác ướp mà là một bộ xương được quấn bằng vải màu đen. 

Tập phim tiếp tục với những nghiên cứu của các nhà khoa học, tìm hiểu xem người chết trong quan tài đất nung là ai và người này đã sang thế giới bên kia như thế nào.

Chuyên gia về xương ở Ai Cập, Tiến sĩ Miguel Cecilio Botella Lopez đã được mời đến để phân tích bộ xương. Sau khi tháo băng, Tiến sĩ Botella tiết lộ với nhóm nghiên cứu, rằng đó là một phụ nữ.

“Tôi chắc đó là phụ nữ. Bà ấy phải hơn 70 tuổi khi qua đời”, Tiến sĩ Botella nói. Điều này khiến các nhà khảo cổ kinh ngạc vì người Ai Cập cổ đại thường không sống thọ đến như vậy.

“Tôi cảm thấy bất ngờ nhưng cũng rất vinh hạnh khi được biết rằng có người sống lâu đến như vậy trong giai đoạn này”, Tiến sĩ Martina chia sẻ.

Pharaoh Tutankhamun, một trong những vị vua nổi tiếng nhất của Ai Cập cổ đại cũng chỉ được cho là sống đến 18 tuổi.

Ở Ai Cập cổ đại, những người được coi là già khi họ không còn có thể lao động. Các tài liệu lịch sử thể hiện sự tôn trọng với người già, nhưng họ không đóng vai trò đặc biệt trong xã hội Ai Cập cổ đại.

Nguồn: [Link nguồn]

Người đàn ông bán xác ướp ”Công chúa Ba Tư” giá 11 triệu USD và chuyện ly kỳ phía sau

Kỳ án xảy ra sau khi các nhà khảo cổ học phát hiện ra một xác ướp được cho là của một Công chúa Ba Tư cổ đại, dẫn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Express ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN