Theo chân đầu bếp Thanh Hòa đến với làng nghề Phú Lễ

Đặt chân đến làng nghề trăm tuổi Phú Lễ, “Vua đầu bếp” Thanh Hòa không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hiền hòa, cổ kính nơi đây. Ngôi làng vẫn còn lưu giữ sắc chỉ do vua Tự Đức phong tặng từ năm 1851 cùng nghề ủ kháp rượu truyền thống chưa hề mai một theo thời gian.

Không giấu những cảm xúc của riêng mình, Thanh Hòa chia sẻ, anh đã từng đặt chân đến nhiều nơi, thăm nhiều làng nghề trên khắp thế giới, trải nghiệm hương vị đặc trưng của món ăn, thức uống từng miền đất đi qua, nhưng vẫn rất ấn tượng với những trải nghiệm tại Phú Lễ.

“Là một đầu bếp, đương nhiên thứ cuốn hút tôi nhất chính là tinh hoa ẩm thực của từng miền đất. Khi đến với Phú Lễ, tôi được những nghệ nhân cao niên ở đây kể về một thứ ngự tửu có một không hai, chắt chiu từ những hạt nếp mùa Ba Tri óng vàng, kết hợp với bài men bí truyền làm từ 36 vị thuốc Nam - Bắc mà chỉ người Phú Lễ mới biết. Vị của loại ngự tửu này ngọt đằm, phóng khoáng, sang cả và uống vào cứ thấm đẫm cảm giác mê người. Thú thật, không phải lần đầu tiên đặt chân đến một làng nghề trăm tuổi gắn liền cùng loại danh tửu nào đó, song tôi vẫn vui khi Phú Lễ có nét giống những làng nghề ở Pháp, Úc, Mỹ… mà tôi đã từng đi qua”.

Theo chân đầu bếp Thanh Hòa đến với làng nghề Phú Lễ - 1

Lần đầu khám phá miền Tây sông nước, Thanh Hòa đã chọn làng nghề
Phú Lễ - Bến Tre với nhiều nét đặc sắc từ văn hóa, ẩm thực đến kiến trúc

Thanh Hòa từng đặt chân đến nhà máy vang Audrey Wilkinson, Úc và vô cùng ấn tượng với “thủ phủ vang” của thế giới, xứ Provence, Pháp, khi thăm làng nghề chưng cất thứ mỹ vị tuyệt diệu: Vang hồng, là dòng vang tinh túy mà bất cứ ai trên thế giới cũng mong một lần được thưởng thức. Thanh Hòa bật mí: “Đến thăm làng nghề Provence mới biết, để làm dòng vang hồng, nghệ nhân trong làng phải chọn những chùm nho đỏ tươi ngon, ép thật nhẹ nhàng và ngâm với màu vỏ đỏ trong thời gian ngắn từ vài giờ đến vài ngày. Sau đó, nước nho được lọc ra khỏi phần đặc và được lên men trong thùng. Cũng vì vậy mà vang hồng có ít vị chát hơn vang đỏ. Nhìn những dây chuyền sản xuất truyền thống hòa cùng sự hiện đại, người nghệ nhân chăm chút tỉ mỉ để có những giọt vang hồng thanh mát, khó lòng không say đắm loại mỹ tửu của nơi này”.

Theo chân đầu bếp Thanh Hòa đến với làng nghề Phú Lễ - 2

Đầu bếp Thanh Hòa hòa mình trong điệu hát sắc bùa chỉ có tại Phú Lễ, Bến Tre

Vì vậy, khi đặt chân đến Phú Lễ, anh rất ngạc nhiên khi biết ngay tại Việt Nam cũng có một làng nghề phát triển theo mô hình được tiêu chuẩn hóa, quốc tế hóa với sự kết hợp của phương pháp sản xuất truyền thống và công nghệ hiện đại. “Ở Việt Nam, làng nghề Phú Lễ đang được những người trẻ tuổi gìn giữ và xây dựng để truyền thống được kết hợp với hiện đại, cho ra đời những sản phẩm tốt nhất”.

Theo chân đầu bếp Thanh Hòa đến với làng nghề Phú Lễ - 3

Một trong những nét văn hóa mà đầu bếp Thanh Hòa yêu thích là tìm hiểu về  ẩm thực ở nhiều vùng đất

Với mô hình sản xuất độc đáo này, công ty Rượu Phú Lễ đã giúp người dân làng nghề trở thành nghệ nhân với phương pháp ủ kháp được chuẩn hóa, chất lượng đồng bộ, nguồn nguyên liệu đầu vào được kiểm soát chặt chẽ.

Chia sẻ về những ngày tại Phú Lễ, Thanh Hòa cho biết: “Rất may mắn khi Việt Nam vẫn giữ được trọn vẹn nét truyền thống làng nghề trăm năm tuổi thế này. Sẽ đến lúc có những khách du lịch đến với Phú Lễ, chỉ để chiêm ngưỡng tận mắt một làng nghề, như Provence với vang hồng nước Pháp, như Vườn nho Audrey Wilkinson 150 năm tuổi với những câu chuyện đầy xúc cảm về khao khát bảo tồn một nghề truyền thống được kết hợp tiêu chuẩn quốc tế, hiện đại”.  

Theo chân của đầu bếp Thanh Hòa tại làng nghề Phú Lễ - Bến Tre tại clip sau:

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN