Mặc áo mưa kín mít vẫn bị xâm phạm cơ thể ở lễ hội té nước

Một phụ nữ bị nhóm đàn ông Trung Quốc quấy rối ở lễ hội té nước, trang phục có phải là nguyên nhân chính?

Theo South China Morning Post, mới đây, trong lễ hội té nước ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), một cô gái tên là Huang liên tục bị nhóm đàn ông dùng súng nước bắn vào người. Thậm chí, cô còn bị một người đàn ông lao tới xé áo mưa đang mặc. 

Huang chia sẻ, ngày hôm đó cô mặc áo mưa để tránh gặp sự cố trong thời kỳ "đèn đỏ". Tuy nhiên, cô cảm thấy bất lực và bản thân như sắp gục ngã khi có người xé bộ đồ của mình. Đoạn clip được một người bạn của Huang ghi lại. Anh này cho biết, lúc đó, anh đang ở khoảng cách khá xa nên không kịp thời tiến đến can thiệp. "Cô ấy giờ đây đang có những ấn tượng không tốt về lễ hội té nước", anh nói.

Cô gái bị nhóm người đàn ông quấy rối trong lễ hội té nước.

Được biết, lễ hội té nước ở Vân Nam cũng tương tự như lễ hội Songkran mới diễn ra ở Thái Lan vừa qua. Nó còn được biết đến với tên gọi po shui jie, là lễ hội truyền thống của người Đại (sống ở  ở phía nam tỉnh Vân Nam, trên biên giới Miến Điện, Lào và Việt Nam), có nguồn gốc từ các nghi thức thanh tẩy Phật giáo để chào mừng năm mới. 

Theo SCMP, trong một vài năm gần đây, việc phụ nữ bị quấy rối đã khiến cho lễ hội té nước trở nên biến chất. Chính quyền địa phương đã yêu cầu người dân cần cư xử văn minh để chấm dứt tình trạng này.

Tại lễ hội Songkran diễn ra ở Thái Lan vừa qua, chính quyền Thái Lan cũng liên tục đưa ra lời cảnh báo đối với người dân địa phương cũng như khách du lịch quốc tế về việc không nên mặc quá gợi cảm nhằm ngăn ngừa những vụ tấn công tình dục có thể xảy ra. Vụ việc gây ra không ít ý kiến trái chiều. 

Chính quyền Thái Lan khuyên các cô gái không nên mặc mỗi bikini đi tham gia lễ hội té nước để tránh bị quấy rối.

Chính quyền Thái Lan khuyên các cô gái không nên mặc mỗi bikini đi tham gia lễ hội té nước để tránh bị quấy rối.

Không thể phủ nhận, lễ hội té nước là nét đẹp truyền thống để cầu may mắn trong năm mới, việc ăn vận hở hang là không phù hợp. Vô tư hay vô duyên chỉ cách nhau một ranh giới mỏng. Song cũng không thể đồng nhất đây là nguyên nhân cho việc bị quấy rối. Đó chỉ là cái nhìn 1 chiều. Vấn đề không thực sự nằm ở chiếc áo phông, váy ngắn hay giày cao gót mà nạn nhân mặc. Nó thuộc về các chuẩn mực và hành vi của nam giới đã và đang được bào chữa một cách có hệ thống.

Theo như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phụ nữ ăn vận gợi cảm chỉ làm tăng khả năng xâm hại tình dục nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc bị quấy rối. Nhiều nghiên cứu được công bố, một phụ nữ mặc quần áo quá gợi cảm hoặc hở hang có thể gây chú ý nhưng không thể bị xem là đồ vật để kích thích cảm xúc của nam giới. Trên thực tế, việc phụ nữ lựa chọn trang phục như vậy chỉ thể hiện sự biểu đạt và tìm kiếm sự chú ý. Chính vì thế, người xâm hại buộc phải chịu trách nhiệm dù phụ nữ mặc bất kể trang phục gì.

Cần phải thay đổi quan niệm xã hội về tình dục và phụ nữ. Điều đó thể hiện sự đối xử công bằng với nữ giới đồng thời tôn trọng quyền lựa chọn của mỗi người trong cách ăn mặc cũng như cách hành xử và cách sống. Điều này góp phần thúc đẩy tạo ra một xã hội bình đẳng và văn minh, nơi mà mọi phụ nữ đều được tôn trọng

Nguồn: [Link nguồn]

1001 kiểu thời trang phản cảm, dễ ”rước hoạ vào thân” trên sân tennis

Phong cách tennis-core trở thành xu hướng được yêu thích nhưng không phải ai mặc cũng sang.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Anh ([Tên nguồn])
Xu hướng thời trang Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN