Vì sao sầu riêng Việt Nam bị EU kiểm tra thuốc trừ sâu?

Sầu riêng của Việt Nam lần đầu tiên bị EU đưa vào diện kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu ngay tại cửa khẩu với tần suất 10%

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và châu Âu (EU) thông tin EU vừa đăng công báo quy định mới của EU về các biện pháp khẩn cấp và tạm thời đối với kiểm soát an toàn thực phẩm, hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày đăng công báo là 17-1, tức khoảng ngày 6-2.

Theo đó, các mặt hàng của Việt Nam vào EU sẽ chịu giám sát tại cửa khẩu là ớt chuông, mì ăn liền và sầu riêng với tần suất kiểm tra tương ứng là 50%, 20% và 10%. Như vậy, đây là lần đầu tiên sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu vào EU bị đưa vào diện kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu ngay tại cửa khẩu với tần suất 10%.

Lý do EU đưa ra là dữ liệu từ hệ thống báo cáo các vấn đề an toàn thực phẩm trong EU (RASFF) và thông tin về các biện pháp kiểm soát chính thức do các quốc gia thành viên thực hiện cho thấy sự xuất hiện của những rủi ro mới đối với sức khỏe con người liên quan đến các lô hàng sầu riêng (Durio zibethinus) từ Việt Nam do có thể bị ô nhiễm bởi dư lượng thuốc trừ sâu.

Sầu riêng Việt Nam sắp bị kiểm tra thuốc trừ sâu tại cửa khẩu EU với tần suất 10%

Sầu riêng Việt Nam sắp bị kiểm tra thuốc trừ sâu tại cửa khẩu EU với tần suất 10%

Do đó, cần tăng cường mức độ kiểm soát chính thức đối với việc nhập khẩu mặt hàng sầu riêng từ Việt Nam. Vì vậy, sầu riêng được đưa vào phụ lục I của quy định thực hiện (EU) 2019/1793, với tần suất nhận dạng và kiểm tra thực tế được đặt ở mức 10% các lô hàng vào EU. Thông báo có nêu 2 chủng loại sầu riêng áp dụng quy định này là sản phẩm dạng tươi và dạng mát dùng làm thực phẩm.

Cũng tại quy định này, đậu bắp và thanh long vẫn nằm trong phụ lục II (thêm yêu cầu giấy chứng nhận chất lượng từ Việt Nam) với tần suất kiểm tra tương ứng là 50% và 20% tại cửa khẩu EU.

Quy định mới của EU là một rào cản mới với sầu riêng Việt Nam khiến cho chi phí và thời gian xuất khẩu của doanh nghiệp tăng lên.

Trong tốp 10 thị trường lớn nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam có 2 nước thuộc khối EU là Séc và Pháp.

Tính đến 11 tháng của năm 2023, xuất khẩu sầu riêng sang Séc đạt gần 9,7 triệu USD, tăng đến 28.000%; xuất khẩu sang Pháp đạt 831.000 USD, tăng 32% so với cùng kỳ 2022.

Nguồn: [Link nguồn]

Trại nuôi của anh Hùng có khoảng trên 500 con với đủ màu sắc, kích cỡ, trong đó có con giá lên tới 30 triệu đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo V.Ngọc ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN