Thịt lợn, thịt gà "rủ nhau" rục rịch tăng giá cận Tết Nguyên đán 2019

Sự kiện: Tết Nguyên đán

Còn chưa đầy 1 tháng nữa sẽ chính thức đến tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, giá cả các mặt hàng thực phẩm thiết yếu phục vụ Tết lại bắt đầu tăng giá.

Chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Theo ghi nhận của PV, hiện các mặt hàng thực phẩm thiết yếu phục vụ Tết trên thị trường Hà Nội cũng đã bắt đầu tăng giá.

Tại các chợ đầu mối tại như: Ngã Tư Sở (Thanh Xuân), Thanh Trì... giá các loại rau, củ đã tăng nhẹ khoảng 1.000-2.000 đồng so với những ngày trước đó lên mức 10.000 đồng/kg-12.000 đồng/kg, súp lơ xanh cũng lên mức 40.000 đồng/kg, cà chua 10.000 đồng/kg, cần ta 32.000 đồng/kg, su hào 7.000 đồng/kg…

Thịt lợn, thịt gà "rủ nhau" rục rịch tăng giá cận Tết Nguyên đán 2019 - 1

Giá các sản phẩm thịt tại siêu thị với chợ truyền thống vênh nhau khá lớn.

Tại đây, giá thịt lợn ba chỉ ngon tăng lên mức 80.000-85.000 đồng/kg và dự báo sẽ còn tăng, có thể ở mức 100.000 đồng/kg; sườn ở mức 100.000 đồng/kg.

Tương tự, thịt bò thăn có giá 280.000 - 290.000 đồng/kg; giá gà hơi đã tăng ở mức 100.000 - 120.000 đồng/kg, so với thời điểm cách đây khoảng 1 tháng trước ở mức 95.000-105.000 đồng/kg gà ta.

Trong khi đó tại siêu thị, giá cả các mặt hàng thịt tương tự lại vênh nhau khá nhiều so với. Cụ thể, với thịt lợn thăn đã được treo biển “giám giá” có mức giá lên đến 134.000 đồng, sườn là 139.000 đồng/kg, thăn bò lên tới 309.000 đồng/kg. Theo một nhân viên siêu thị cho biết, giá cả đối với loại thịt có nhu cầu lớn nhất là thịt lợn sẽ được áp dụng bình ổn như vậy cho đến cận Tết nguyên đán (30/12 âm lịch).

Trao đổi với PV, chị Bùi Hà Linh (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Cứ khoảng một tháng trước Tết là giá các mặt hàng lại tăng hơn ngày thường năm nào cũng vậy. Giá trong siêu thị cũng cao hơn ở ngoài chợ, tuy nhiên để tăng thêm tính an toàn thì tôi vẫn chọn mua trong siêu thị, dù giá cao hơn khá nhiều”.

Thịt lợn, thịt gà "rủ nhau" rục rịch tăng giá cận Tết Nguyên đán 2019 - 2

Trong khi các sản phẩm rau, củ, quả giá bán không chênh lệch nhiều.

Đối với mặt hàng rau củ quả thì giá trong siêu thị và tại chợ truyền thống không có sự chênh lệch nhiều. Các loại hàng như bưởi tết so với năm ngoái không biến động. Đối với biển Diễn loại 1, giá bán buôn tại vườn là 50.000 đồng-60.000 đồng/1 quả, loại 2 là 40.000 đồng và loại 3 là 20.000 đồng-30.000 đồng/quả. Trong khi đó giá bán ra ngoài của thương lái có thể chênh lên 10.000 đồng đến 30.000 đồng.

Trao đổi với Người Đưa Tin, một số chủ vườn bưởi Diễn (Phú Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, do bưởi năm nay được mùa nên giá bưởi năm nay không cao hơn năm ngoái. Nếu sát Tết có tăng chắc cũng không đáng kể.

Để tránh tình trạng sốt giá vào những ngày cận Tết, sở Công thương TP.HCM đã chuẩn bị hàng bình ổn tăng từ 15-20% với tổng số tiền hàng khoảng hơn 7.000 tỷ đồng, tăng 20-30% so năm ngoái. Tại Hà Nội, sở Công thương Hà Nội cũng đã lên kế hoạch dự trữ hàng hóa tăng từ 10-15%. 

Dự báo trên thị trường Hà Nội trong dịp Tết sẽ tiêu thụ khoảng: 193.600 tấn gạo, 50.000 tấn thịt lợn, 14.000 tấn thịt gà, 13.800 tấn thịt bò, 200 triệu quả trứng, 220.000 tấn rau củ, 12.000 tấn thực phẩm chế biến, 12.000 tấn thủy - hải sản, nông - lâm sản khô khoảng 3.500 tấn, 3.000 tấn bánh mứt kẹo, 200 triệu lít rượu, bia, nước giải khát, 120.000m3 xăng dầu và các mặt hàng về may mặc, điện máy. Tại thị trường TP.HCM, dự kiến lượng tiêu thụ khoảng 41,1 triệu lít bia và 47,2 triệu lít nước giải khát trong tháng Tết; các mặt hàng bánh, mứt, kẹo dự báo tiêu thụ khoảng 18.000 tấn…

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 34/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Chỉ thị nêu rõ, để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nhân dân đón năm mới và Tết Nguyên đán Kỷ Hợi vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tích cực chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp để hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu được giao.

Theo đó, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương: Theo dõi sát diễn biến thị trường, cung cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng vào dịp cuối năm 2018 và Tết nguyên đán Kỷ Hợi. Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị dự trữ, bảo đảm nguồn cung cấp hàng hóa, bình ổn giá cả, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, gây sốt giá dịp Tết Nguyên đán. Tăng cường công tác dự báo, chủ động có biện pháp điều tiết kịp thời trong phạm vi cả nước.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đặng Thủy ([Tên nguồn])
Tết Nguyên đán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN