Nóng tuần qua: Thông tin mới vụ bắt lô hàng chuyên bán livestream lớn nhất Cà Mau

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc
Nữ miền Bắc

Cục QLTT tỉnh Cà Mau đề xuất UBND tỉnh xử phạt hộ kinh doanh Nguyễn Mai Store số tiền hơn 140 triệu đồng, buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

Thông tin mới vụ bắt lô hàng chuyên bán livestream lớn nhất Cà Mau

Ngày 18/6, Đội QLTT số 6 (Cục QLTT tỉnh Cà Mau) phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra đột xuất và tạm giữ khoảng 10 tấn hàng hóa của hộ kinh doanh Nguyễn Mai Store (do bà N.T.M. làm chủ). Chủ hộ kinh doanh chưa xuất trình hóa đơn chứng từ, chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa. Trong đó, số hàng nghi nhập lậu hơn 4.600 sản phẩm, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ hơn 13.800 sản phẩm... chủ yếu hàng thời trang. Tổng giá trị số hàng bị tạm giữ hơn 1 tỷ đồng.

Lực lượng QLTT tỉnh Cà Mau đang kiểm tra hộ kinh doanh Nguyễn Mai Store.

Lực lượng QLTT tỉnh Cà Mau đang kiểm tra hộ kinh doanh Nguyễn Mai Store.

Hộ kinh doanh trên chủ yếu bán hàng trực tuyến, bằng hình thức livestream qua tài khoản Facebook "Nguyễn Mai Store Cà Mau" (khoảng 10.000 lượt theo dõi), và tài khoản "Nguyễn Mai Store" (khoảng 1.600 lượt theo dõi).

Qua theo dõi, chỉ riêng ngày 16-17/6, mỗi phiên livestream, các tài khoản bán hàng trên có hàng trăm lượt tương tác, mua sản phẩm. Tổng cộng, có hơn 400 đơn hàng được chốt, tổng doanh thu gần 600 triệu đồng.

Cục QLTT tỉnh Cà Mau đề xuất UBND tỉnh xử phạt hộ kinh doanh Nguyễn Mai Store số tiền hơn 140 triệu đồng, buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

Tuy nhiên, do hộ Nguyễn Mai Store kinh doanh từ các nguồn hàng khác nhau rồi livestream bán trên mạng xã hội, nên rất khó xác định nguồn gốc hàng hóa và người mua. “Cục đang phối hợp cơ quan chức năng thẩm tra thêm hồ sơ, nếu đủ yếu tố sẽ chuyển cơ quan công an điều tra theo quy định”, lãnh đạo Cục QLTT cho hay.

Dừa tươi Việt sắp xuất sang Trung Quốc

Sau thành công của trái sầu riêng, mới đây, lãnh đạo Bộ NN-PTNT đã có cuộc làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Theo đó, hai bên thống nhất sớm hoàn tất các thủ tục để ký nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả dừa tươi của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Hiện hai bên đã ký tắt kết thúc đàm phán nghị định thư.

Việt Nam đang có gần 200.000ha đất trồng dừa, sản lượng khoảng 2 triệu tấn và là quốc gia đứng thứ 7 thế giới về sản xuất loại quả này. Các vùng trồng tập trung chủ yếu tại các tỉnh duyên hải miền Trung và ĐBSCL. Sản phẩm đặc sản này của nước ta đã xuất sang 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường lớn như châu Âu, Mỹ, Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc… Năm ngoái, xuất khẩu dừa (quả tươi gọt vỏ và sản phẩm chế biến) đạt gần 243 triệu USD.

Việc được phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc mở ra cơ hội lớn đối với ngành dừa Việt Nam. Bởi đây là thị trường có khoảng cách địa lý rất gần, thời gian vận chuyển ngắn với chi phí thấp nên sản phẩm sẽ cạnh tranh được với các quốc gia khác.

Ngư dân Quảng Bình trúng đậm luồng cá mòi hơn 1,5 tấn gần bờ

Ngày 23-7, ông Đồng Vinh Quang, Chủ tịch UBND xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết, một nhóm ngư dân trên địa bàn xã vừa trúng đậm luồng cá mòi gần bờ hơn 1,5 tấn.

Cụ thể, thay vì dùng thuyền để thả lưới, người dân đã sử dụng lưới dài khoảng 300-400m đưa ra biển cách bờ chừng 500m để thả. Sau đó, mỗi bên huy động khoảng 10 người cùng nhau kéo lưới vào bờ.

Ngư dân làng biển Cảnh Dương trúng đậm luồng cá mòi hơn 1,5 tấn gần bờ. Ảnh: CTV

Ngư dân làng biển Cảnh Dương trúng đậm luồng cá mòi hơn 1,5 tấn gần bờ. Ảnh: CTV

Theo nhiều ngư dân ở xã Cảnh Dương, cá mòi mùa này vào gần bờ rất nhiều và đi theo từng đàn. Do đó, người dân đã tận dụng thời điểm vàng này để cùng nhau kéo lưới. Cứ kéo lưới đưa cá lên bờ bán xong lại tiếp tục ra biển giăng lưới kéo tiếp, mỗi đợt kéo cá vào bờ khoảng 40-60 phút.

Theo tìm hiểu, chỉ trong khoảng 4 giờ đồng hồ kéo lưới, ngư dân xã Cảnh Dương đã thu về hơn 1,5 tấn cá mòi. Giá bán tại bờ là 9.000 đồng/kg cá mòi, trung bình mỗi ngư dân thu về hơn một triệu đồng chỉ sau vài giờ kéo lưới.

Đề xuất bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng

Trong ý kiến gửi Bộ Tài chính, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, xăng đang phải chịu cùng lúc hai loại thuế có tính chất hạn chế tiêu dùng là Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Thuế Bảo vệ môi trường.

Theo VCCI, xăng không phải mặt hàng xa xỉ, nên việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cũng nhằm bảo vệ môi trường. Do đó, cơ quan này đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng. Trong trường hợp cần thiết, sẽ điều chỉnh Thuế Bảo vệ môi trường cho phù hợp với mục tiêu của loại thuế này.

VCCI cho biết, các doanh nghiệp đồng tình với quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc sử dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt để bảo vệ sức khoẻ người dân, hạn chế tiêu dùng các mặt hàng có hại cho sức khoẻ. Tuy nhiên, dự thảo đề xuất mức tăng thuế rất mạnh, nhanh sẽ khiến doanh nghiệp không thể điều chỉnh công suất sản xuất phù hợp với sự sụt giảm sản lượng tiêu thụ do chính sách thuế.

Nguồn: [Link nguồn]

Không chỉ đắt đỏ, muốn ăn loại thịt này người ta còn phải đặt chỗ trước cả 1 năm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Tiêu điểm kinh tế tuần Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN