Nông dân khóc ròng vì tiêu, điều rủ nhau rớt giá thê thảm

Giá hạt tiêu chỉ còn 34.000 đồng/kg, trong khi đó, giá điều tươi chỉ còn 18.000 đồng/kg, người nông dân lỗ nặng.

Hiện giá tiêu tại Tây Nguyên và các tỉnh miền Đông Nam Bộ giảm trên diện rộng. Cụ thể, giá tiêu tại các địa phương trọng điểm: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Phú Quốc, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước giảm xuống chỉ còn 34.000 -35.000 đồng/kg.

So với thời điểm có giá cao nhất 250.000 đồng (năm 2015) giá tiêu hiện nay chưa bằng 1/7 giá thời điểm đó.

Nguyên nhân khiến giá tiêu giảm, theo ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) do cung vượt cầu. Khi diện tích, năng suất, sản lượng của cả Việt Nam và thế giới tăng cao trong những năm gần đây thì nhu cầu hồ tiêu chỉ tăng ở mức độ 2 – 2,5%/năm.

Giá tiêu giảm vì dịch COVID-19, nông dân càng thua lỗ nặng.

Giá tiêu giảm vì dịch COVID-19, nông dân càng thua lỗ nặng.

Cộng thêm ảnh hưởng của dịch COVID-19, nông dân các vùng trồng tiêu lớn vừa thu hoạch gần hết nên nguồn cung lớn, nhưng các thị trường tiêu thụ giảm nên giá tiêu tiếp tục giảm.

“Với giá 34.000 đồng/kg, người nông dân đang lỗ nặng, vì giá thành sản xuất cũng 49.000 đồng/kg, họ lỗ 15.000 đồng/kg. Người nông dân buộc phải bán giá thấp vì phải chi trả các khoản chi phí nhân công, phân bón, thuốc…”, ông Bính chia sẻ. 

Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu, 3 tháng đầu năm đạt 156 triệu USD, giảm 18%. Giá tiêu xuất khẩu bình quân tháng 2-2020 giảm 9% % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 1-2020.

Ngành điều cũng gặp khó khăn vì dịch khiến giá điều trong nước giảm.

Ngành điều cũng gặp khó khăn vì dịch khiến giá điều trong nước giảm.

Hạt điều cũng chung cảnh ngộ, giá hạt điều tươi được thương lái thu mua tại các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai giờ chỉ còn 18.000 – 19.000 đồng/kg.

Nguyên nhân thị trường Trung Quốc giao dịch rất ít, thị trường phương Tây cũng khá trầm lắng. Những mặt hàng cấp thấp thì hầu như không có người mua.

Thị trường điều nhân cũng đang trong tình cảnh tuột dốc khi giá giảm giá mạnh nhưng rất ít người mua. Ghi nhận nhu cầu chung của thế giới, Vinacas cho biết tâm lý lo ngại đang thể hiện rõ trong cả mua và bán. Các nhà máy vừa và nhỏ vẫn đang chào giá nhân trước rồi mua thô sau vì họ cho rằng giá thô còn xuống nữa.

Ông Phạm Văn Công, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đánh giá lượng điều nhân xuất khẩu và giá sẽ giảm mạnh, kế hoạch 4 tỉ USD xuất khẩu trong năm 2020 của ngành điều Việt Nam sẽ phải điều chỉnh giảm. Mức giảm cụ thể của kế hoạch sẽ được xem xét kỹ lưỡng, có điều chỉnh xuống 3 tỉ USD.

Vinacas khuyến cáo các doanh nghiệp trong nước nên thận trọng lựa mua điều thô từ châu Phi do người dân hoặc thương nhân không phơi kịp điều thô. Quan trọng là các nhà máy nên mua bán chậm lại, cập nhật thông tin thị trường liên tục để đưa ra phương án mua bán hợp lý nhất. Điều này cũng đồng nghĩa đến việc quan tâm đến chất lượng sản phẩm nhiều hơn.

Tuy nhiên Vinacas cũng cho rằng hạt điều vẫn là một loại thực phẩm dùng hàng ngày có giá trị dinh dưỡng cao nên nhu cầu vẫn không nhỏ. Các nhà máy không vì thế mà quá bi quan lo lắng; đồng thời cũng nên có kế hoạch sẵn cho năm 2021.

Nguồn: [Link nguồn]

Sau chỉ thị giảm giá từ 1/4, tại sao giá thịt lợn ở chợ và siêu thị vẫn cao?

Giá thịt lợn thành phẩm luôn có độ trễ giảm giá hơn so với giá lợn hơi bởi các cơ sở giết mổ có thể vẫn còn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo QUANG HUY ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN