Mua loại cây “quý tộc” từ Hàn Quốc về trồng, 9x người Dao hái không kịp bán

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Mỗi cây giống nhập từ Hàn Quốc về có giá lên tới 400 nghìn đồng nhưng anh Lợi vẫn quyết tâm chinh phục loại quả “quý tộc” này trên mảnh đất rừng bạc màu để rồi gặt hái được trái ngọt.

Vào những ngày đầu tháng 8, khi thị trường tràn ngập các loại hoa quả với giá chỉ vài chục nghìn đồng/kg thì tại vườn nho của anh Lý Kim Lợi (Sn 1993), người dân tộc Dao, trú tại khu Tân Lập, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) vẫn tấp nập khách ra vào, mua nho tại vườn với giá từ 200-300 nghìn đồng/kg.

Chỉ vào vườn nho xanh tít tắp, được trồng trên dải đất gần 7.000m2 của mình, anh Lợi cho biết, hơn 3.000m2 là nho Hạ Đen, số còn lại là nho mẫu đơn được anh nhập khẩu từ Hàn Quốc về trồng.

Chàng trai người Dao với mô hình khởi nghiệp từ nho Hạ Đen và nho mẫu đơn Hàn Quốc tại Phú Thọ. (Ảnh: Lý Making).

Chàng trai người Dao với mô hình khởi nghiệp từ nho Hạ Đen và nho mẫu đơn Hàn Quốc tại Phú Thọ. (Ảnh: Lý Making).

Ít ai biết được rằng, vườn nho sai trĩu quả này, trước đây là mảnh đất hoang hoá, bạc màu, hầu như trồng loại cây gì cũng không mang lại giá trị kinh tế.

Năm 2011, vừa học hết lớp 12, Lý Kim Lợi quyết định ở nhà, bắt tay cải tạo đất và tìm hướng phát triển kinh tế từ chính mảnh đất này của gia đình.

Nhận thấy giống mít ruột đỏ khi đó được nhiều người yêu thích, bán với giá cao nhưng ở miền Bắc chưa có nhiều người trồng, sau khi nghiên cứu thổ nhưỡng, khí hậu tại đây, anh Lợi đã đầu tư trồng 200 cây mít ruột đỏ.

Tuy nhiên, vào mùa hè, thị trường miền Bắc tràn ngập mít quê và các loại hoa quả ngon, mít ruột đỏ của anh thu hoạch bán không được giá. Đến mùa đông, do cây mít không hợp khí hậu miền Bắc nên mặc dù ra rất nhiều quả nhưng gặp sương giá thì lần lượt rụng hết.

“Những quả mít to như cái phích nhìn rất đẹp. Vậy mà, khi thời tiết chuyển lạnh, chúng rụng hết. Thấy không hiệu quả, tôi chặt bỏ hết”, anh Lợi nhớ lại.

Tạm dừng giấc mơ phát triển kinh tế từ cây mít ruột đỏ, anh Lợi làm đủ thứ việc để tích cóp vốn, lấy tiền tiếp tục khởi nghiệp, từ đi buôn hoa quả, bán vật liệu xây dựng, chạy xe ben, lái máy xúc… ai thuê gì làm nấy, miễn là ra tiền bằng chính sức lực và đôi tay của mình.

Năm 2019, tình cờ xem truyền hình giới thiệu mô hình trồng nho Hạ Đen rất thành công tại Bắc Giang, anh Lợi liền liên hệ rồi khăn gói lên Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ - Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang để tìm hiểu, học hỏi và mua giống về trồng.

Anh Lợi là người đầu tiên ở tỉnh Phú Thọ trồng nho Hạ Đen. (Ảnh: Lý Making).

Anh Lợi là người đầu tiên ở tỉnh Phú Thọ trồng nho Hạ Đen. (Ảnh: Lý Making).

Sau khi bắt tay vào cải tạo đất, khử chua, cung cấp dinh dưỡng cho đất bằng phân chuồng hoai mục, anh Lợi đầu tư xây dựng cọc sắt kiên cố và làm hệ thống nhà vườn có mái phủ nilon.

Với diện tích 3.000m2, anh Lợi mua hơn 400 cây nho Hạ Đen về trồng và là người đầu tiên tại Phú Thọ trồng nho Hạ Đen. Sau 2 năm, vườn nho cho thu hoạch được 1-1,2 tấn mỗi vụ, bán với giá từ 130-150 nghìn đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí, anh Lợi thu lãi từ 70-80 triệu đồng.

Thấy hiệu quả kinh tế từ cây nho mang lại, anh Lợi tiếp tục nghiên cứu, trồng thử nghiệm giống nho mẫu đơn của Hàn Quốc, loại nho “quý tộc” cho quả màu xanh đẹp mắt, quả to, tròn, căng mọng, ăn có vị ngọt thanh, thơm mùi sữa.

Những chùm nho mẫu đơn Hàn Quốc được anh Lợi trồng thành công được người tiêu dùng đón nhận nhiệt tình. (Ảnh: Lý Making).

Những chùm nho mẫu đơn Hàn Quốc được anh Lợi trồng thành công được người tiêu dùng đón nhận nhiệt tình. (Ảnh: Lý Making).

“Tôi tham khảo thì được biết, mỗi cân nho mẫu đơn Hàn Quốc bán tại Việt Nam có giá lên tới hàng triệu đồng/kg. Trong khi đó, nếu trồng thành công tại vườn, giá nho từ tay người nông dân đến người tiêu dùng sẽ chỉ còn vài trăm nghìn đồng. Vậy nên tôi nhập cây giống về trồng thử nghiệm”, anh Lợi nói.

Sau khi trồng thử nghiệm thấy cây nho mẫu đơn Hàn Quốc rất khoẻ, sai quả và chất lượng quả không thua kém gì mấy so với nho nhập khẩu, anh lợi quyết định chi 400 triệu đồng để đầu tư trồng nho mẫu đơn.

Hơn 3.000m2 trồng nho mẫu đơn giống Hàn Quốc cho thu hoạch từ 1-1,5 tấn quả/vụ. (Ảnh: Lý Making).

Hơn 3.000m2 trồng nho mẫu đơn giống Hàn Quốc cho thu hoạch từ 1-1,5 tấn quả/vụ. (Ảnh: Lý Making).

“Số tiền này tôi lắp đặt hệ thống nhà vòm bằng sắt kiên cố và mái nilon để tránh sương và mưa bão, mua 300 cây nho giống với giá 400 nghìn đồng/cây, mua phân trùn quế và gỗ mục về cải tạo đất…”, anh Lợi phân tích.

Sau 2 năm, vườn nho mẫu đơn của anh Lợi đã cho những chùm quả sai trĩu cành. Do canh tác theo hướng hữu cơ nên đến kỳ thu hoạch, khách khắp nơi tìm về hái quả, chụp ảnh và mua nho tận vườn với giá từ 200-300 nghìn đồng/kg.

Nho của vườn nhà anh Lợi thu được đến đâu bán hết đến đó với giá từ 200-300 nghìn đồng/kg. (Ảnh: Lý Making).

Nho của vườn nhà anh Lợi thu được đến đâu bán hết đến đó với giá từ 200-300 nghìn đồng/kg. (Ảnh: Lý Making).

“Chất lượng nho sữa được nhà tôi đảm bảo 100%, nho vỏ mỏng, ăn giòn và ngọt nên ai ăn cũng khen. Trong kỳ thu hoạch 30 ngày, có những khách hàng quay lại mua đến 5 lần”, anh Lợi bày tỏ.

Cây nho mẫu đơn rất khoẻ, hợp khí hậu, cho quả sai và rất ngon. Nhiều khách còn hào hứng vì được thăm quan vườn nho mẫu đơn ngay tại Phú Thọ nên dịch vụ trải nghiệm hái nho tại vườn của anh Lợi thu hút rất đông khách hàng trong và ngoài tỉnh.

Không chỉ thu hút khách đến mua tận nơi, vườn nho của anh Lợi còn được nhiều người đến tham quan, chụp ảnh. (Ảnh: Lý Making).

Không chỉ thu hút khách đến mua tận nơi, vườn nho của anh Lợi còn được nhiều người đến tham quan, chụp ảnh. (Ảnh: Lý Making).

Theo anh Lợi, thông thường nho mẫu đơn chỉ cho thu hoạch 1 một vụ/năm nhưng qua trồng thử nghiệm, anh đã xử lý cắt cành để cây có thể cho thu hoạch 2 vụ. Vụ nho mẫu đơn đầu tiên, anh Lợi thu hoạch khoảng 1,5 tấn quả, dự kiến đến tháng 12 sắp tới, vườn nho mẫu đơn lại tiếp tục cho thu hoạch đợt 2.

“May mắn là nho mẫu đơn Hàn Quốc khoẻ, dễ trồng và dễ chăm sóc nên chỉ cần 1 năm là tôi có thể thu hồi vốn. Vậy nên dự kiến thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục cải tạo 1.000m2 đất còn lại để trồng nho mẫu đơn theo hướng hữu cơ nhằm cung cấp nguồn trái cây sạch, an toàn cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh”, anh Lợi nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Vừa tập trung phát triển kinh tế từ việc nuôi dúi, chim bồ câu Pháp, chị Bùi Thị Hà (55 tuổi, ở xã Phượng Nghi, huyện Như Thanh, Thanh Hóa) vừa chia sẻ kinh nghiệm mô hình này cho các hộ dân khác để cùng nhau thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN