Lão nông trồng cam làm giàu

Đến thăm mô hình trồng cây ăn quả của gia đình ông Dương Văn Dũng (SN 1961), người dân tộc Tày ở thị trấn Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi cả một khu vườn rộng hơn 2 ha với gần 1400 cây cam đường Canh đang trĩu trịt quả. Nhờ trái cây ngọt này đã giúp gia đình ông giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Dương Văn Dũng cho biết, năm 2014, ông được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cam đường Canh do cơ quan chuyên môn của huyện Bắc Sơn tổ chức. Rồi qua các phương tiện truyền thông, ông Dũng biết đến nhiều mô hình trồng cam Canh đem lại hiệu quả kinh tế cao nên đã dành nhiều tháng đi nghiên cứu, tham quan, học hỏi các mô hình tại xã Tân Lập (huyện Bắc Sơn) và tỉnh Hưng Yên. Từ những kiến thức có được, ông Dũng bàn bạc với gia đình, quyết định chọn cây cam đường Canh làm cây phát triển kinh tế chính.

Ông Dương Văn Dũng chăm sóc vườn cam canh -Ảnh: PV

Ông Dương Văn Dũng chăm sóc vườn cam canh -Ảnh: PV

Cây cam canh đã mang lại cho gia đình ông Dũng cuộc sống ấm no -Ảnh: PV

Cây cam canh đã mang lại cho gia đình ông Dũng cuộc sống ấm no -Ảnh: PV

Vợ chồng ông Dũng đồng tâm, hiệp lực xây dựng kinh tế gia đình từ mô hình trồng cam canh trên đất Bắc Sơn -Ảnh: PV

Vợ chồng ông Dũng đồng tâm, hiệp lực xây dựng kinh tế gia đình từ mô hình trồng cam canh trên đất Bắc Sơn -Ảnh: PV

“Sau 2 năm đầu trồng thử nghiệm, cây bói quả và cho thu 7 tạ mang về gần 35 triệu đồng. Tôi đầu tư xây bể chứa nước và hệ thống ống dẫn nước tưới để thuận lợi cho việc tưới tiêu, chăm sóc. Với quy trình chăm sóc hợp lý nên vườn cam Canh của gia đình năm nào cũng trĩu quả ngọt và mọng nước, sản lượng liên tục tăng qua các năm. Năm 2020 và 2021, vườn cam của gia đình cho thu hoạch trên 25 tấn, thu nhập trên 1 tỷ đồng”; ông Dương Văn Dũng chia sẻ.

Theo ông Dũng, để cây cam Canh phát triển tốt và năng suất cao, người trồng phải chăm sóc khá công phu, áp dụng quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất để cây ra hoa như mong muốn là theo dõi chặt chẽ thời tiết và thời điểm chăm sóc. Ông cũng hạn chế sử dụng phân bón hóa học mà thường xuyên bón bổ sung bột đỗ tương vào thời điểm cây nuôi quả. Với chất lượng quả tốt, sản phẩm cam Canh của gia đình ông Dũng luôn được khách hàng, tư thương ở trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, tìm đến thu mua. Hiện tại, mô hình trồng cây ăn quả của gia đình ông đã lên tới hơn 6 ha với hơn 4.000 cây cam đường Canh và hơn 400 cây bưởi.

Mô hình trồng cam canh trên địa bàn huyện Bắc Sơn được các cấp bộ Đoàn tham quan, học hỏi -Ảnh: Duy Chiến

Mô hình trồng cam canh trên địa bàn huyện Bắc Sơn được các cấp bộ Đoàn tham quan, học hỏi -Ảnh: Duy Chiến

Ông Dương Đức Cường, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bắc Sơn cho biết: Ông Dũng là một trong những nông dân tiêu biểu trong phát triển mô hình trồng cây ăn quả mang lại thu nhập cao trên địa bàn huyện. Ông luôn chịu khó, tâm huyết trồng cam Canh. Ngoài năng động phát triển kinh tế, ông còn nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật cho người dân có nhu cầu học hỏi phát triển giống cam này tại địa phương. Vào vụ mùa, ông Dũng còn tạo việc làm cho từ 6 đến 8 lao động tại địa phương. Với sự nỗ lực, cố gắng với phong trào xây dựng kinh tế hộ gia đình, ông Dương Văn Dũng đã được các cấp, ngành biểu dương, khen thưởng. Đặc biệt năm 2020, ông vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng chính phủ. Đặc biệt, tháng 7/2021, ông Dương Văn Dũng vinh dự được Hội đồng Bình chọn danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2021.

Nguồn: [Link nguồn]

Loài nhìn đáng sợ ai cũng tránh xa không ngờ là đặc sản, dân đi ”săn” kiếm tiền triệu/ngày

Loài này nhìn hung dữ nhưng không có độc. Nhiều người không quản vất vả lên rẫy “săn lùng” loài động vật này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Duy Chiến ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN