Khăn giấy kém chất lượng: càng lau càng bẩn

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta có 1001 lý do để cần tới khăn giấy, thứ góp phần giúp chúng ta biến bẩn thành sạch. Chẳng hạn, chúng ta thường sử dụng khăn giấy khi đi ăn ở nhà hàng hay quán ăn. Nhưng thực tế, không phải loại khăn giấy nào cũng sạch, thậm chí lẫn trong một số loại khăn giấy có chất lượng là những tờ khăn giấy độc hại mà càng lau lại càng bẩn.

Mối nguy hại đến từ khăn giấy bẩn

Không ai dám lau rác lên mặt, thế nhưng khăn giấy bẩn lại được tái chế từ... rác thải. Quy trình cho ra đời những tờ khăn giấy bẩn sẽ khiến nhiều người phải rùng mình. Chúng được làm từ nguồn giấy phế phẩm như sách báo cũ, giấy in đã sử dụng, và cả những tấm giấy ăn đã qua sử dụng của các hàng quán được thu gom và tái chế thông qua những cơ sở quy mô nhỏ và làng nghề. Nguyên liệu không rõ ràng, công nghệ cũ kỹ và lạm dụng hóa chất độc hại (Xút, Javen) là mối nguy lớn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.

Khăn giấy kém chất lượng: càng lau càng bẩn - 1

Hình ảnh từ các cơ sở sản xuất khăn giấy bẩn, kém chất lượng (sưu tầm)

Bởi giá thành rẻ, khăn giấy bẩn trở thành sự chọn lựa của nhiều quán ăn và như vậy, chúng đến thẳng tay người tiêu dùng. Suy cho cùng, có mấy ai trong chúng ta đi ăn quán vỉa hè mà từ chối lau miệng bởi một tờ khăn giấy để sẵn trên bàn. Thế rồi, từ việc dùng khăn giấy để lau miệng, lau chén đũa vô tình người dùng đã đưa vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại đi vào cơ thể mình. Các nguy cơ đến từ việc dùng khăn giấy bẩn có thể kể đến như bệnh đường miệng, bệnh đường tiêu hoá, hô hấp, da, mắt,... Tóm lại, người sử dụng nên quan tâm đến xuất xứ của tờ khăn giấy mình và gia đình đang sử dụng, nếu không muốn rước bệnh vào người.

Làm sao phân biệt khăn giấy sạch và khăn giấy bẩn?

Khăn giấy bẩn và khăn giấy sạch khác nhau từ 2 yếu tố: nguyên liệu và quy trình sản xuất. Nguyên liệu "sạch" phải làm bằng 100% bột giấy nguyên chất  (gỗ, tre, nứa,..) chưa qua sử dụng hoặc được đảm bảo các quy trình xử lý với giấy tái chế. Các cơ sở sản xuất khăn giấy đạt chất lượng phải, đảm bảo nhiều tiêu chí an toàn và vệ sinh. Khăn giấy bẩn thì ngược lại, dùng nguyên liệu và quy trình sản xuất không đảm bảo chất lượng. Vậy làm thế nào để các chủ quán ăn và người tiêu dùng phân biệt được đâu là giấy sạch và đâu là giấy bẩn? Biện pháp đơn giản nhất là quan sát bằng mắt thường dựa vào các tiêu chí sau.

Chỉ tiêu so sánh

Bột giấy nguyên sinh

Bột giấy tái chế

Màu sắc

Giấy có màu trắng ngà hơi vàng vàng (đó là màu của gỗ)

Giấy có màu trắng tinh (do đã tẩy sạch tạp chất) hoặc trắng xanh, hoặc trắng ngả đen (màu của mực và tạp chất)

Mặt giấy

Mềm, láng mịn, sờ vào mát tay, có cảm giác êm trong lòng bàn tay, đặc biệt trên bề mặt không có các khuyết tật lủng lỗ.

Mặt giấy có các vết rạn như da rắn hoặc trên bề mặt có các chấm tạp chất xanh, vàng, đỏ... trên bề mặt giấy có các lỗ thủng

Độ giãn khi kéo

Khi kéo dãn giấy khó rách, không có độ đàn hồi như dây thun

Khi kéo giấy sẽ dãn và đàn hồi lại như dây thun (do bột giấy bị dã quá nát và quá nhiều keo kết dính)

Cọ xát mặt giấy

Có cảm giác nhẹ, êm và mềm mại

Có cảm giác sột soạt như cọ xát hai lá lúa với nhau

Bụi giấy

Bụi giấy rất nhỏ, trắng, tinh khiết. Đặc biệt, nếu bạn cho lên mũi để hít thử thì không bị ngạt mũi, sổ mũi hoặc hắt hơi

Bụi giấy to, dã lên bàn tay thì có những hạt bụi như những hạt cát nhỏ; khi đưa lên mũi để ngửi thì sẽ bị ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi.

Mùi

Giấy thường không có mùi hoặc mùi nhẹ như mùi gỗ tươi, đó là mùi của những bột gỗ từ thiên nhiên.

Giấy thường có mùi thuốc tẩy hoặc mùi nước hoa. Thực chất không phải là nước hoa mà đó là mùi hương liệu được xịt vào để át mùi thuốc tẩy. Sẽ rất nguy hiểm nếu bạn kết hợp bụi bẩn với hương liệu này

Khi giấy ở trạng thái ướt

Giấy vẫn giữ được hình hài của sợi giấy, tạo nên những màng giấy

Giấy vón thành từng cục có màu đen sẫm ngả xanh đen.

Trọng lượng và chiều dài/ số tờ

Với hai cuộn (gói) giấy cùng trọng lượng và kích thước bạn kiểm tra chiều dài (số tờ) của chúng. Cuộn nào ngắn (ít tờ) hơn là giấy tái chế, cuộn nào dài (nhiều tờ) hơn là bột giấy nguyên sinh (hoặc ít nhất là chất lượng tốt hơn)

Khăn giấy kém chất lượng: càng lau càng bẩn - 2

Minh họa cho khăn giấy sạch (trái) và khăn giấy kém chất lượng (phải)

Hãy là người tiêu dùng thông minh và... khó tính

Phân biệt khăn giấy bẩn thôi chưa đủ, điều quan trọng là người tiêu dùng phải chủ động trong chọn lựa của mình. Đại diện của Công ty Thế Giới Giấy - một trong những đơn vị cung cấp sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh uy tín trên thị trường cho biết: "Chúng tôi tin rằng người tiêu dùng - các chủ quán ăn luôn quan tâm đến sức khoẻ của mình cũng như khách hàng của mình, vì vậy, khi đã hiểu về tác hại của khăn giấy bẩn, họ không ngần ngại loại bỏ chúng ra khỏi bàn ăn của mình. Ngoài ra, nếu cùng một trọng lượng thì một gói khăn giấy sạch luôn có số tờ nhiều vượt trội so với giấy bẩn vì chúng phải cõng đủ thứ loại tạp chất trên đó, do đó ít tiền chưa chắc đã rẻ. Chúng tôi hy vọng rằng ngày càng có nhiều người tiêu dùng thông minh, chính chọn lựa của họ sẽ giúp thị trường khăn giấy bớt bát nháo hơn."

Ngoài việc chọn mua sản phẩm khăn giấy của những thương hiệu uy tín cho cả nhà sử dụng, hãy đồng thời từ chối sử dụng khăn giấy bẩn khi đi ăn ở các hàng quán bên ngoài. Góp ý với chủ nhà hàng về vấn đề vệ sinh của tờ khăn giấy có thể khiến bạn trở thành khách hàng khó tính, nhưng sẽ giúp bảo vệ sức khoẻ cho không chỉ bạn mà còn nhiều người khác.

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN