Giá xăng dầu tăng mạnh đẩy lạm phát tại Việt Nam leo cao

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Lạm phát cơ bản bình quân của quý I tăng 0,81% so với bình quân cùng kỳ năm 2021.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 3 tăng 0,7% so với tháng trước, tăng 1,91% so với tháng 12/2021 và tăng 2,41% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, tháng 3 có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng 2. Nhóm giao thông có mức tăng cao nhất với 4,8%. Riêng nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,27%.

Mức tăng của CPI chủ yếu do giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá nhà ở thuê tăng trở lại sau khi dịch bệnh được kiểm soát; giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và giá xăng dầu.

Do CPI tăng nên đã kéo theo lạm phát đi lên. Lạm phát cơ bản tháng 3 tăng 0,29% so với tháng trước, tăng 1,09% so với cùng kỳ năm trước.

Xăng dầu tăng cao kéo theo giá cả hàng hóa thiết yếu tăng phi mã

Xăng dầu tăng cao kéo theo giá cả hàng hóa thiết yếu tăng phi mã

Lạm phát cơ bản bình quân của quý I tăng 0,81% so với bình quân cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,92%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng.

Tính chung quý I/2022, CPI tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 0,81%.

Theo Tổng cục Thống kê, do chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị trên thế giới, cùng với đà phục hồi kinh tế tại nhiều quốc gia và trong nước, chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất, chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu quý I năm 2022 đều tăng so với cùng kỳ năm 2021. 

Nguồn: [Link nguồn]

5 mẫu siêu xe kỳ lạ người Việt chưa chắc đã nghe tới

Không phải sản phẩm của photoshop, những mẫu xe kì dị này hoàn toàn tồn tại ngoài đời thực.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN