Clip cảnh tất bật ở làng sản xuất “phương tiện” để ông Táo về chầu trời

Đã thành thông lệ, cứ đến cận ngày ông Táo về trời (23 tháng Chạp), người dân làng Tân Cổ (Thanh Hóa) lại tất bật đánh bắt cá chép - là “phương tiện” để ông Táo lên báo công với Ngọc Hoàng.

Clip người dân làng Tân Cổ, xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương thu hoạch cá chép để ông Táo về trời báo công

Những ngày này, về làng Tân Cổ, xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, thấy nhà nhà tất bật dọn ao hồ để đánh bắt cá chép xuất bán cho các thương lái. Từ đầu đường dẫn vào thôn, rất nhiều ô tô, xe máy ra vào các hộ gia đình mua cá chép đưa đi các địa phương khác tiêu thụ.

Theo người dân làng Tân Cổ, cứ gần đến ngày 23 tháng Chạp, người dân nơi đây lại dùng máy bơm hút bớt nước đến khi chỉ còn cách ngày ông Táo 2-3 ngày, người dân sẽ bắt cá cho lên những lồng lưới nhỏ để xuất bán.

Cá chép ở đây được nuôi chủ yếu là cá chép đỏ, vì loài cá này hiện nay được nhiều người ưa chuộng. "Giá cá năm nay vẫn dao động ở mức từ 120 - 150.000 đồng/kg, nếu bán chọn thì giá từ 10.000 đồng/con (loại này khoảng 7-10 con/kg). So với năm ngoái, năm nay giá cả cũng cao hơn đôi chút"- anh Thúy, một người nuôi cá, cho biết.

Theo bà con, nghề nuôi "phương tiện" cho ông Táo về trời là làng nghề truyền thống của xã, đây là làng nghề duy nhất ở Thanh Hóa làm nghề này, vì thế năm nào nơi đây cũng "cháy hàng" vì cá không chỉ được vận chuyển đi bán trong tỉnh mà còn ra một số tỉnh Ninh Bình, Nghệ An. "Nghề này mấy năm nay người dân cũng ăn nên làm ra, dù không nhiều nhưng cũng có thêm thu nhập để có cái Tết ấm cúng, đủ đầy"- ông Lê Thanh Vân chia sẻ.

Theo truyền thống văn hóa của người dân Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp hằng năm là ngày ông Công, ông Táo về chầu trời báo cáo những công việc năm qua ở hạ giới. Người dân thường cúng tiễn ông bằng cá chép - "phương tiện" để ông về trời.

Một số hình ảnh về làng nuôi cá chép cho ông Táo về trời lớn nhất xứ Thanh sáng ngày 6-2 (tức ngày 21 tháng Chạp):

Clip cảnh tất bật ở làng sản xuất “phương tiện” để ông Táo về chầu trời - 1

Một hộ dân đang kéo rồng bắt cá phục vụ ngày Tết ông Công, ông Táo

Clip cảnh tất bật ở làng sản xuất “phương tiện” để ông Táo về chầu trời - 2

Clip cảnh tất bật ở làng sản xuất “phương tiện” để ông Táo về chầu trời - 3

Cá chép được kéo lên sau đó chuyển sang các ao khác có nước trong hơn để trống

Clip cảnh tất bật ở làng sản xuất “phương tiện” để ông Táo về chầu trời - 4

Cá chép đủ loại được nuôi ở Tân Cổ, tuy nhiên cá chép đỏ vẫn được người dân nuôi nhiều nhất

Clip cảnh tất bật ở làng sản xuất “phương tiện” để ông Táo về chầu trời - 5

Clip cảnh tất bật ở làng sản xuất “phương tiện” để ông Táo về chầu trời - 6

Clip cảnh tất bật ở làng sản xuất “phương tiện” để ông Táo về chầu trời - 7

Cá được trống tại ao có nước trong cho thương lái tới lựa chọn mua đưa đi nơi khác tiêu thụ

Clip cảnh tất bật ở làng sản xuất “phương tiện” để ông Táo về chầu trời - 8

Clip cảnh tất bật ở làng sản xuất “phương tiện” để ông Táo về chầu trời - 9

Anh Thúy, một người nuôi cá, đang lựa chọn cá đóng bao cho thương lái đã đặt hàng trước đó

Clip cảnh tất bật ở làng sản xuất “phương tiện” để ông Táo về chầu trời - 10

Clip cảnh tất bật ở làng sản xuất “phương tiện” để ông Táo về chầu trời - 11

Cá chép năm nay có giá bán ổn định từ 120 - 150.000 đồng/kg

Clip cảnh tất bật ở làng sản xuất “phương tiện” để ông Táo về chầu trời - 12

Clip cảnh tất bật ở làng sản xuất “phương tiện” để ông Táo về chầu trời - 13

Theo quan niệm, cá chép là loại "phương tiện" được ông Táo cưỡi để lên trời báo công 1 năm làm ăn dưới hạ giới

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuấn Minh (Người lao động)
Ngày ông Công ông Táo Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN