Chi Lăng vào mùa na, thương lái Việt Nam -Trung Quốc cạnh tranh tìm hàng "đẹp"

Sự kiện: Tin nóng

Chợ Đồng Bành (Chi Lăng, Lạng Sơn) được coi là chợ na lớn nhất miền Bắc. Cứ đến đầu tháng 8 hàng năm là phiên chợ này lại nhộn nhịp kẻ mua người bán. Năm nay, sản lượng na tại Chi Lăng đạt mức kỷ lục 15.000 tấn.

Chi Lăng vào mùa na, thương lái Việt Nam -Trung Quốc cạnh tranh tìm hàng "đẹp" - 1

Chợ Đồng Bành những ngày này tấp nập cảnh mua bán mỗi sáng. Hàng nghìn người trồng na từ Chi Lăng, Hữu Lũng, Cai Kinh, Hòa Lộc... mang quả thu hoạch được tập trung về đây, tạo nên một khu chợ na sôi động, náo nhiệt. Thay vì chợ cóc kéo dài khắp cả km trên đường Quốc lộ thì năm nay chợ na được di chuyển tập trung sang vị trí mới thuận lợi cho vận chuyển và mua bán na.

Chi Lăng vào mùa na, thương lái Việt Nam -Trung Quốc cạnh tranh tìm hàng "đẹp" - 2

Một chủ vườn cho biết na ở đây rất hợp với đất đỏ trên núi nên bà con nhiều người trồng na trên núi đá. Trước đây, để  vận chuyển na thì người dân phải trèo leo, gồng gánh vất vả nhưng từ ngày có ròng rọc chuyển na việc thu hoạch rất tiện cho những nhà neo người trong mùa mưa bão, đường núi trơn trượt. Đến mùa khô, thiết bị này còn được người dân dùng để chuyển phân bón lên núi. Để hái na, người dân phải đi từ 3-4h sáng để kịp phiên chợ lúc sáng sớm.

Chi Lăng vào mùa na, thương lái Việt Nam -Trung Quốc cạnh tranh tìm hàng "đẹp" - 3

Na tại chợ Đồng Bành được lái buôn từ khắp các tỉnh miền Bắc về tận nơi thu mua từ từng người bán rồi mang ra điểm tập kết đóng hàng chuyển đi. Quả na tập kết ở đây chủ yếu là na ương, chỉ sau vài giờ hái sẽ chín mở mắt.

Chi Lăng vào mùa na, thương lái Việt Nam -Trung Quốc cạnh tranh tìm hàng "đẹp" - 4

Na được đóng vào các thùng xốp có lót giấy báo cẩn thận, sau đó được xếp lên từng xe tải để chuyển đi các tỉnh khắp miền Bắc.  Khối lượng mỗi thùng na sau khi được đóng gói cẩn thận khoảng từ 20-30kg/ thùng. Anh Nguyễn Hữu Ước (một đầu mối na tại chợ Chi Lăng) cho biết, mỗi năm nhà làm đầu mối thu mua hơn 10 tấn na, giá na khá phong phú tùy thuộc vào từng loại khác nhau, na càng lớn giá càng đắt.

Chi Lăng vào mùa na, thương lái Việt Nam -Trung Quốc cạnh tranh tìm hàng "đẹp" - 5

Để bảo quản và vận chuyển na đi xa, việc khó nhất là phải nắm được và quản được thời gian chín của na. Để làm được việc này, những người buôn na sử dụng từng chai nước muối đóng đá. Cách làm rất đơn giản, mỗi chai nước được bọc giấy báo rồi xếp xen kẽ giữa các lớp na. Nhiệt độ thấp sẽ bảo quản na trong thời gian lâu hơn, vận chuyển đi xa hơn.

Chi Lăng vào mùa na, thương lái Việt Nam -Trung Quốc cạnh tranh tìm hàng "đẹp" - 6

A Ban (một thương lái Trung Quốc) đã thu mua na ở Việt Nam nhiều năm cho biết: "Ở Trung Quốc không trồng được na nên tôi đã đến Lạng Sơn để tìm các vựa na đánh về nước. Nhu cầu của thị trường Trung Quốc về na khá ổn định nhưng năm nay không thật sự tốt lắm, tôi cũng chỉ thu mua trong khoảng tháng 8. Từ đầu tháng đến giờ tôi cũng đã đánh về Trung Quốc nhiều chuyến xe, mỗi chuyến khoảng hơn 100 thùng".

Chi Lăng vào mùa na, thương lái Việt Nam -Trung Quốc cạnh tranh tìm hàng "đẹp" - 7

Chợ na Chi Lăng mới được di chuyển sang một khu đất rộng cách mặt đường 20m. Đây là nơi tập trung na bán buôn của các chủ vườn na và các thương lái. Khung cảnh chợ na tấp nập từ sáng sớm cho đến tận gần trưa. Được biết, sản lượng na năm nay đạt mức 15.000 tấn trên toàn tỉnh. 

Chi Lăng vào mùa na, thương lái Việt Nam -Trung Quốc cạnh tranh tìm hàng "đẹp" - 8

Người bán na tại chợ Đồng Bành đa phần là phụ nữ. Mỗi người thường gánh theo hai thúng nặng khoảng 30-40kg, bán trong buổi sáng. Giá na loại thường dao động khoảng 20.000-30.000 đồng/kg. Loại quả to đẹp có giá cao hơn, khoảng 40.000-50.000 đồng/kg. Loại na bi nhỏ bình dân chỉ khoảng 10.000-15.000 đồng/kg. 

Chi Lăng vào mùa na, thương lái Việt Nam -Trung Quốc cạnh tranh tìm hàng "đẹp" - 9

Chị Nguyễn Thị Liên (Bát Tràng, Hà Nội) cho biết na cứ về đến chợ là được thu mua hết theo ngày chứ không có tích trữ. Giá na năm nay không ổn định. "Giá mua hôm nay sẽ khác giá mua ngày mai bởi vì giá cả phụ thuộc vào lượng na và do thương lái về thu mua có nhiều hay không" - Chị Liên cho biết thêm.

Chi Lăng vào mùa na, thương lái Việt Nam -Trung Quốc cạnh tranh tìm hàng "đẹp" - 10

Anh Nguyễn Thanh Hưng (một thương lái từ Hà Nội) chia sẻ: "Từ đầu mùa đến giờ, tôi đã thu mua về Hà Nội khoảng hơn 1 tấn na các loại. Na đẹp khá khó cho các thương lái Việt Nam mua bởi vì các thương lái người Trung Quốc đã đặt hàng từ trước đó nhiều tháng. Để có thể mua được na đẹp, chúng tôi buộc phải thầu giá cao hơn giá các thương lái Trung Quốc đưa ra. Như ở chợ này, tôi phải mua với giá 45.000-50.000 đồng/ kg tại vườn".

Chi Lăng vào mùa na, thương lái Việt Nam -Trung Quốc cạnh tranh tìm hàng "đẹp" - 11

Mùa na cũng là mùa làm thêm của nhiều em nhỏ tại địa phương. Anh em Hoàng Đức Mạnh (15 tuổi) và Hoàng Tùng Lâm (13 tuổi) theo mẹ xuống chợ phụ làm thuê đóng gói na. "Do đang được nghỉ hè nên anh em em tranh thủ khoảng hơn 1 tháng mùa na đi làm đóng gói thuê kiếm thêm ít tiền phụ giúp cha mẹ. Mỗi ngày, thu nhập của chúng em từ việc xếp na khoảng 50.000-60.000 đồng, làm đến hết mùa thì chúng em cũng lo được một khoản nhỏ để chuẩn bị cho năm học mới" - Lâm chia sẻ.

Chi Lăng vào mùa na, thương lái Việt Nam -Trung Quốc cạnh tranh tìm hàng "đẹp" - 12

Với đặc thù canh tác của địa phương là đất xen núi đá đã tạo ra giống na Chi Lăng trứ danh vỏ mỏng, ít hạt, thịt dày, vị ngọt đậm, mùi thơm vô cùng hấp dẫn. Có những quả na rất lớn có khối lượng từ 800 gram đến hơn 1kg. Tuy nhiên, nhiều người dân trồng na cho biết, mỗi vườn cũng chỉ có khoảng vài quả và người Việt Nam cũng hiếm khi mua được. 

Chi Lăng vào mùa na, thương lái Việt Nam -Trung Quốc cạnh tranh tìm hàng "đẹp" - 13

Cảnh na bán tấp nập từ chợ ra đến mặt đường. Là vựa na lớn nhất cả nước với sản lượng hơn 10.000 tấn mỗi năm phân bố chủ yếu tại 5 địa phương lòng máng sông Thương, gồm: xã Chi Lăng, thị trấn Chi Lăng, thị trấn Đồng Mỏ, xã Quang Lang và xã Mai Sao. Na Chi Lăng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và các quốc gia lân cận.

Trồng 5ha nhãn Hương Chi, thu 20 tấn quả, lãi nửa tỷ đồng/năm

Mỗi năm gia đình ông Phạm Đức Tuyển lãi ròng 500 triệu đồng từ vườn nhãn ngon này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Phạm (Infonet)
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN