Bỏ ngô trồng cam Vinh trên đất dốc, dân ở đây có cơ ngơi khá giả

Sự kiện: Kinh Doanh

Bà Phạm Thị Vụ, tiểu khu 7 (xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) bỏ ngô chuyển sang trồng 1.000 gốc cam Vinh trên 1,5ha đất dốc. Nhờ mạnh dạn chuyển đổi, bà Vụ có thu nhập kinh tế ngày càng ổn định và có 1 cơ ngơi khá giả.

Thời gian vừa qua, nhiều gia đình sinh sống ở xã Chiềng Sơn (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) đã chuyển đổi diện tích trồng ngô kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả có múi, trong đó có cam Vinh để phát triển kinh tế. Gia đình bà Phạm Thị Vụ là một trong những hộ mạnh dạn lựa chọn hướng đi mới phát triển kinh tế bằng cách trồng cam Vinh trên 1,5h đất dốc. Nhờ vậy thu nhập kinh tế của gia đình bà ngày 1 ổn định và tăng cao.

Trước đây bà Vụ trồng ngô nhưng do giá cả liên tục xuống thấp, nên bà đã chuyển sang trồng cam Vinh để phát triển kinh tế.

Trước đây bà Vụ trồng ngô nhưng do giá cả liên tục xuống thấp, nên bà đã chuyển sang trồng cam Vinh để phát triển kinh tế.

Chia sẻ với PV Dân Việt về cơ duyên đến với nghề trồng cam Vinh, bà Phạm Thị Vụ, cho biết: "Lúc đầu tôi trồng mấy chục gốc cam trong vườn để ăn, chứ không có ý định trồng để phát triển kinh tế. Nhưng 1 thời gian sau tôi thấy cam Vinh phát triển rất tốt, cho sai quả, khi chín ăn rất ngọt..".

Một số người trong xã chuyên buôn bán hoa quả ở chợ đến hỏi mua cam Vinh nhà bà Vụ liên tục. Sau đó bà phát quang cỏ, cải tạo lại đất nương rẫy, rồi mua 1.000 cây giống ở huyện Cao Phong (Hòa Bình) về trồng. Khoảng 3 năm sau thì vườn cam của gia đình cho quả, lúc đó bà rất vui mừng.

Bà Vụ phấn khởi khi năm nay vườn cam sai trĩu quả, hứa hẹn 1 mùa bội thu.

Bà Vụ phấn khởi khi năm nay vườn cam sai trĩu quả, hứa hẹn 1 mùa bội thu.

Để đảm bảo đủ lượng nước và tạo môi trường thuận lợi cho vườn cam Vinh sinh trưởng tốt, bà Vụ mua máy bơm dẫn nước từ con suối cạnh nương về tưới cây trồng. Ngoài ra, bà Vụ còn xuống các nhà vườn lớn ở huyện Cao Phong (Hòa Bình) và tỉnh Hưng Yên học hỏi kinh nghiệm, cách chăm bón làm sao cho vườn cây phát triển tốt và sai quả. Vì vậy mà vườn cam Vinh của bà ít bị dịch bệnh, quả chất lượng tốt được nhiều thương lái thu mua với giá cao.

Bà Vụ mua máy bơm, thùng phi đựng nước để tiện lợi cho việc tưới tiêu.

Bà Vụ mua máy bơm, thùng phi đựng nước để tiện lợi cho việc tưới tiêu.

“Hàng năm cứ đến vụ thu hoạch cam, các thương lái đến từ tỉnh Phú Thọ và Thái Nguyên và ngoài huyện Mộc Châu đến tận vườn thu mua, nên gia đình tôi không mất chi phí vận chuyển ra cac khu chợ Trung tâm bán như trồng ngô trước đây.

Sau khi trừ chi phí, mỗi vụ cam Vinh, gia đình bà Vụ lãi 120 triệu đồng. Riêng năm nay vườn cam rất sai quả so với mọi năm, bà dự tính sẽ cho thu nhập khoảng 140 triệu đồng.

Ngoài trồng cam, gia đình bà Vụ còn thu mua nông sản của người dân trong xã để tăng thêm thu nhập. Tổng bình quân 1 năm gia đình tôi thu lãi hơn 270 triệu đồng. "Từ khi chuyển sang trồng cam Vinh, gia đình tôi đã xây được nhà cửa khang trang, con cái tôi đều được học hành đến nơi đến chốn”- bà Phạm Thị Vụ khẳng định.

Hiện trong vườn của bà Phạm Thị Vụ có 1.000 gốc cam Vinh.

Hiện trong vườn của bà Phạm Thị Vụ có 1.000 gốc cam Vinh.

Bà Vụ chia sẻ kinh nghiệm: "Tôi thường dùng phân chuồng bón cho cây cam là chủ yếu, khi nào thấy cây có dấu hiệu thiếu chất dinh dưỡng tôi bón bổ sung thêm phân đầu trâu, kali. Nhờ đó mà 1,5 ha vườn cam của gia đình tôi luôn xanh tốt. Thời gian tới, tôi tính thầu thêm đất nương của người dân địa phương trồng thêm chanh leo, thanh long để nâng cao thu nhập kinh tế hơn nữa cho gia đình".

Nhờ mạnh dạn và tìm hướng đi mới  trong lao động sản xuất, gia đình bà Vụ đã có thu nhập ổn định từ trồng cam Vinh.

Nhờ mạnh dạn và tìm hướng đi mới  trong lao động sản xuất, gia đình bà Vụ đã có thu nhập ổn định từ trồng cam Vinh.

Trao đổi với  PV Dân Việt, ông Phan Thanh Hoằng, Chủ tịch UBND xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, cho biết: "Gia đình bà Phạm Thị Vụ là một trong những tấm gương tiêu biểu của xã, về phát triển cây cam Vinh trên đất dốc. Với việc mạnh dạn tìm  hướng đi mới trong trồng trọt sản xuất, gia đình bà Vụ đã trở thành hộ có điều kiện kinh tế khá giả nhất nhất tiểu khu 7.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, bà Vụ còn chia sẻ kinh nghiệm cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn trong tiểu khu vươn lên làm giàu. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục vận động, tuyên truyền người dân chuyển đổi đất đai bạc màu sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, góp phần giúp người dân phát triển kinh tế và giảm nghèo".

Về quê lập trại nuôi chim công quý hiếm, bán giá cao cho nhà giàu

Nhờ nuôi chim công, mỗi năm trang trại của anh Luân có doanh thu hàng trăm triệu đồng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hà Hoàng ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN