Bộ Công Thương: Mua hàng Việt để giảm phụ thuộc vào TQ

“Chúng ta mua hàng đôi khi chỉ vì thương hiệu hay vì đó là hàng ngoại. Mỗi người dân Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Đó chính là hành động yêu nước mà chúng ta có thể thực hiện được trong tình hình này.”, Thứ trưởng Công thương Đỗ Thắng Hải nói.

3 giải pháp giảm lệ thuộc vào Trung Quốc

Trong buổi họp báo chiều 2/6 do Bộ Công thương tổ chức, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Những mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam đang xuất khẩu rất nhiều sang Trung Quốc như hàng nông sản, chế biến, thủy sản, cao su, hoa quả… Không những thế, Việt Nam còn nhập siêu từ Trung Quốc. Việt Nam đang xuất siêu sang rất nhiều nước như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản.  Tuy nhiên, những mặt hàng này lại phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu nguyên vật liệu từ Trung Quốc như dệt may, da giày…

“Ngay cả thế mạnh về thủy hải sản, chúng ta nuôi tôm, cá… để xuất khẩu nhưng thức ăn lại nhập khẩu từ Trung Quốc”, ông Hải nói.

Ông Hải cho biết, biến động ở Biển Đông cho thấy không nên quá phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc, kể cả xuất khẩu hay nhập khẩu. Chính phủ và các bộ ngành cũng đã có nhiều biện pháp như tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu. Tăng xuất khẩu Việt Nam đang làm khá tốt. 4 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 28,4%. Giảm nhập khẩu bằng cách tăng cường sản xuất trong nước. Vấn đề này ngành dệt may đang thực hiện khá tốt.

Theo ông Hải, người Việt Nam mua hàng Việt Nam sẽ giúp rất lớn cho việc giảm lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Việt Nam có 90 triệu dân, người dân Việt Nam mà ưu tiên dùng hàng trong nước sẽ tạo ra kim ngạch không nhỏ tất cả các mặt hàng như may mặc, hoa quả.... Hiện nay nhiều người Việt Nam vẫn ăn gạo của Thái Lan hay hoa quả nhập từ các nước khác cho dù rất đắt. Việt Nam đã sản xuất được nhiều mặt hàng có chất lượng như may mặc, hoa quả… đã được khẳng định trên nhiều thị trường có yêu cầu rất cao như Hoa Kỳ, EU..

“Giá cao hơn chưa chắc đã tốt hơn. Chúng ta mua hàng đôi khi chỉ vì thương hiệu hay vì đó là hàng ngoại. Mỗi người dân Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Đó chính là hành động yêu nước mà chúng ta có thể thực hiện được trong tình hình này”, ông Hải nói.

Thực hư chuyện TQ ngừng cấp điện cho Việt Nam

Trước câu hỏi Trung Quốc ngừng cấp điện cho Việt Nam, ông Đinh Thế Phúc, Phó cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực cho biết trong tổng sơ đồ, kế hoạch phát triển điện dài hạn trong 10 năm tiếp theo có rất nhiều dự án. Có dự án Trung Quốc tham gia cung cấp thiết bị hoặc là cho vay vốn, có dự án Trung Quốc hoàn toàn không tham gia. Trung Quốc mới chỉ chậm tiến độ trong việc cung cấp nguyên liệu cho 2 dự án điện.

Thứ trưởng Công thương Đỗ Thắng Hải cũng khẳng định hiện tình hình giao thương giữa hai nước là bình thường, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn theo hướng hai bên cùng có lợi.

Điều chỉnh giá điện

Đại diện Cục Điều tiết Điện lực cho biết từ1/6 không có điều chỉnh giá điện, giá bán lẻ bình quân vẫn được đảm bảo. Điều chỉnh ở đây vẫn là điều chỉnh các mức giá cùng giá bán lẻ một cho phù hợp với quyết định của Chính phủ, có thành phần tăng, giảm nhưng điện sinh hoạt và kinh doanh giảm hơn so với trước đây. Điện sản xuất trong các giờ bình thường không tăng.

Từ 1/6, người dân ở các huyện đảo được áp dụng giá điện như giá ở đất liền. Trước đây dù được trợ giá nhưng giá điện ở các khu vực này vẫn còn cao.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mai Tân ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN