Bí quyết trồng cam “tiến vua” bán giá ngất ngưởng 130.000/quả

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Còn gần 1 tháng mới đến Tết Nguyên đán, nhưng người dân ở xã Nghi Diên đã không còn cam để bán dù giá 70.000-130.000 đồng/quả.

Phải lật từng cọng lá để bắt sâu

Vườn cam của gia đình ông Phan Công Hưởng, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, là một trong những hộ gia đình trồng cam Xã Đoài lớn nhất ở nơi đây từ nhiều năm nay. Mặc dù vậy, tất cả các gốc cam của ông đều đã cắm biển “Cam đã đặt cọc tiền”, tức là đã không còn để bán.

Nói về giống cam này, ông Hưởng tự hào: “Hiện giống cam này đang được trồng phổ biến ở nhiều nơi trong cả nước. Bởi cam Xã Đoài là giống cây chống chịu được hạn và có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau kể cả đất cát pha ven biển. Thế nhưng không nơi nào có được hương vị thơm ngon bằng trồng ở đây”.

Vườn cam Xã Đoài dành để phục vụ nhu cầu Tết.

Vườn cam Xã Đoài dành để phục vụ nhu cầu Tết.

Mặc dù vậy, để cây cam chống chịu được sâu bệnh, cho nhiều quả đẹp thì người trồng phải chăm sóc rất cầu kỳ. Mỗi năm, cây chỉ được bón phân hữu cơ một lần sau thu hoạch; lúc làm cỏ phải làm bằng tay để tránh đứt rễ cám, đất trồng cam phải tơi xốp, thoát nước…

“Sau khi cây ra quả, chúng tôi phải dùng túi nilon bọc từng quả để tránh côn trùng hay chuột cắn phá. Hàng ngày, phải lật từng cọng lá để bắt sâu mà không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay chất kích thích”, ông Hưởng chia sẻ về bí quyết trồng cam.

Phễu nhử côn trùng do người dân chế tạo để tránh việc sử dụng thuốc.

Phễu nhử côn trùng do người dân chế tạo để tránh việc sử dụng thuốc.

Gia đình ông Nguyễn Văn Cường, trú thôn Quyết Thắng, xã Nghi Diên “chỉ có” gần 70 gốc cam. So với các hộ khác thì diện tích chỉ trung bình nhưng ông Cường có 2 gốc cam “cổ thụ”. Với 2 cây này, ông Cường luôn chốt bán giá 130.000 đồng/quả.

“2 gốc này có tuổi thọ 34 năm, do bố tôi trồng. Vì cây già quá nên thân cành ngày một nhỏ lại, tuy nhiên quả vẫn to, đẹp. Có rất nhiều người từng về đây mua bầu ươm của 2 cây cam này về để nhân giống và nghiên cứu khoa học”, ông Cường tự hào kể.

Trước đây, tuổi đời trung bình của cây cam khoảng 7-10 năm, nhưng nếu có kỹ thuật chăm sóc tốt sẽ kéo dài được tuổi thọ lên gấp đôi. Cây cam trồng sang tuổi thứ 2 thì bắt đầu cho quả. Với những cây yếu, sớm hỏng cành sẽ được cắt ngang thân hoặc đào cả gốc để trồng lại nhằm hạn chế bệnh, nấm lây lan sang cây khác.

“Cam có 2 vụ nhưng chúng tôi chỉ ưu tiên 1 vụ để cây sinh trưởng tốt, khỏe và cho trái ngon nhất. Với những quả kém chất lượng, mẫu mã xấu do ong, bướm đốt… thì chúng tôi sẽ loại ra, không bán. Việc chăm sóc cây cam phải tránh hóa chất và phân bón hóa học, chỉ bón duy nhất mỗi năm 1 lần phân bò hoai mục” ông Cường nói.

Cũng chính vì vậy, cam Xã Đoài xưa nay nổi tiếng nhờ vị ngọt dịu, thơm ngon lạ thường. Cam có vỏ ngoài mịn màng, căng mọng, có mùi thơm dịu. Múi cam màu vàng óng, vị ngọt thanh nên rất được ưa chuộng.

Cam bị ong, bướm châm chích sẽ được các chủ vườn loại ra, không bán.

Cam bị ong, bướm châm chích sẽ được các chủ vườn loại ra, không bán.

Có tiền cũng không mua được cam

Ông Phan Công Dương - Chủ tịch UBND xã Nghi Diên cho biết, toàn xã hiện có khoảng 40 hộ trồng cam Xã Đoài với khoảng 10.000 gốc trên diện tích khoảng gần 20ha. Trong đó, hơn 8ha là các hộ dân trồng nhỏ lẻ tại vườn nhà.

Theo Chủ tịch xã, cây cam ở Xã Đoài có nguồn gốc từ châu Phi, được mang đến đây trồng vào đầu thế kỷ 19. Thời nhà Nguyễn, vì có hương vị ngọt thơm đặc biệt mà cam Xã Đoài được dùng để “tiến vua”.

“Xưa kia, cam Xã Đoài còn được gọi là cam “tiến vua”, do chỉ có tầng lớp vua quan mới có tiền mua thưởng thức. Điều đặc là chỉ có đất ở vùng Xã Đoài mới trồng được loại cam cho vị ngon ngọt đặc trưng, nếu đưa giống đi nơi khác trồng sẽ không còn hương vị này”, ông Dương nói.

Dù bị ảnh hưởng bởi mưa lũ năm nay cam vẫn được mùa.

Dù bị ảnh hưởng bởi mưa lũ năm nay cam vẫn được mùa.

Năm nay cam năng suất hơn. Đợt mưa lũ vào tháng 10 vừa qua khiến khoảng 40% quả trong vườn bị rụng nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng. Với giá bán này, dự kiến vườn cam sẽ thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Lý giải về mức giá cao, ông Dương cho rằng, vì diện tích trồng và sản lượng cam Xã Đoài ở địa phương còn hạn chế nên năm nào cũng không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Gần Tết, nhiều người đến đặt mua với giá 70.000 - 100.000 đồng/quả nhưng cũng không có để bán.

Vào những năm 1970 - 1980, ở xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, có rất nhiều hộ dân trồng giống cam Xã Đoài, diện tích lên đến hàng trăm héc ta. Tuy nhiên, hiện tại diện tích trồng cam Xã Đoài ở xã Nghi Diên thu hẹp dần. Giờ cả xã chỉ có một số ít gia đình còn có vườn cam quý này.

Bởi sự quý hiếm, đắt đỏ đó mà  những người có cam Xã Đoài chỉ bán bằng quả, không bán cân. Thế nhưng, hầu như khách hàng đặt mua cam đều là “khách ruột” mua cả cây và đặt cọc hết năm này sang năm khác, hiếm có cơ hội cho người khác xen vào.

Cam màu vàng óng, vị ngọt thanh nên rất được ưa chuộng.

Cam màu vàng óng, vị ngọt thanh nên rất được ưa chuộng.

Cam chín từ trung tuần tháng 11 và tháng 12 (Âm lịch). Càng sát Tết giá cam càng được đẩy lên cao. Thậm chí có tiền nếu chậm chân cũng không thể mua được loại cam đặc biệt này để thưởng thức hoặc làm quà biếu.

“Cam Xã Đoài rất kén đất, đã được trồng thử nghiệm nhiều nơi nhưng chỉ thơm ngon khi trồng trên đất xã Nghi Diên. Dù được bán với giá cả trăm nghìn đồng/quả, nhưng hầu như loại cam này không còn để bán ra thị trường bởi khi cây bắt đầu đơm nụ đã có người đặt mua cả cây”, Chủ tịch xã Nghi Diên nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Hàng nghìn quả mít bị cắt đầu, bôi chất trắng trước khi mang bán, mục đích là gì?

Nhiều người tỏ ra khá e dè đối với loại mít này bởi không rõ mục đích của người bán là gì và có ảnh hưởng tới...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Anh Ngọc ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN