Bắc Kạn: Mang cây quý như "báu vật" từ rừng về đồi, sớm đổi đời

Sự kiện: Kinh Doanh

Biết bao đêm mất ăn mất ngủ khi chứng kiến cảnh những cội trà hoa vàng cổ thụ vô cùng quý giá cứ lần lượt hạ sơn về tay các thương lái Trung Quốc, anh Nguyễn Tiến Khang, trú tại thôn Bản Cáu, xã Đông Viên, huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn) đã quyết định mang giống cây quý này về “cất” tại đồi nhà.

Hơn 15.000m2 đất đồi đã được anh Nguyễn Tiến Khang phủ xanh bằng những gốc trà hoa vàng đang kỳ sinh trưởng tốt. Dẫn PV Báo điện tử Danviet.vn lên cánh rừng Thôm Đeng tại thôn Bản Cáu, xã Đông Viên (huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn), anh Nguyễn Tiến Khang hồ hởi, mấy hôm nay thời tiết thuận lợi nên cây phát triển nhanh, màu sắc cũng xanh sẫm hơn dạo trời nắng gắt.

“Loại cây này chịu nắng rất kém nên tôi phải trồng xen kẽ dưới những cây có tán khác. Nhiều năm tìm tòi, tự rút kinh nghiệm, thấy rằng đất đồi ở đây khá phù hợp để trồng cây trà hoa vàng”, anh Khang chia sẻ.

Những cây trà hoa vàng bản địa được anh Khang  trồng "cất giấu"  ở Thôm Đeng.

Những cây trà hoa vàng bản địa được anh Khang  trồng "cất giấu"  ở Thôm Đeng.

Được chăm sóc thường xuyên, những cây trà hoa vàng sinh trưởng nhanh tại đồi nhà.

Được chăm sóc thường xuyên, những cây trà hoa vàng sinh trưởng nhanh tại đồi nhà.

Nhìn cái cách anh chăm chút, lật từng chiếc lá đủ hiểu tâm huyết Khang đã dồn cả cho nơi này. Dẫn PV Báo điện tử Danviet.vn loanh quanh một hồi trên rừng trà, Khang đưa chúng tôi về lại vườn ươm cây giống khi cơn mưa đã bắt đầu nặng hạt.

Vườn ươm cây trà hoa vàng của Khang nằm ngay phía sau nhà. Vườn ươm này hiện đang có hơn 6.000 hom đã bật mầm xanh tốt sau khi được bàn tay anh chăm sóc. Khang bảo: “Tất cả đều là trà hoa vàng của vùng Chợ Đồn này đấy. Thấy người dân đào cây bán cho thương lái, mình xót lắm nên mua lại rồi nghiên cứu học hỏi cách giâm”.

Những hom tại vườn ươm này đều được lấy từ những cây trà hòa vàng bản địa.

Những hom tại vườn ươm này đều được lấy từ những cây trà hòa vàng bản địa.

Ngày ngày Khang tỉ mẩn với "kho báu" mà mình đã mang về từ rừng.

Ngày ngày Khang tỉ mẩn với "kho báu" mà mình đã mang về từ rừng.

Rồi khang tỉ mỉ chỉ cho chúng tôi những hom vừa cấy, đặc tính của cây, giá trị dược liệu cũng như giá trị kinh tế mà cây trà hoa vàng đem lại. Điều anh vui hơn cả là nỗi lo bị tận diệt của loại cây được ví như vàng này tại quê anh sẽ không còn nữa.

Qua nhiều năm tìm tòi, học hỏi và rút kinh nghiệm từ những thất bại, cũng như được sự hỗ trợ thêm từ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn, vườn ươm cây giống của anh Khang đang có triển vọng tốt. Tỉ lệ các hom trà hoa vàng sống đã đạt khoảng 70%, tỉ lệ trồng sống trên rừng cũng vào 80-90% .

Không chỉ dừng lại với hơn 15.000m2 đã phủ bằng cây trà hoa vàng, Khang đang lên kế hoạch tuần tới sẽ tiếp tục phủ 15.000m2 cây trà hoa vàng nữa tại một cánh rừng khác. Về nguồn đầu ra đối với loại cây này theo Khang thì không phải lo, bởi 1 doanh nghiệp ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Và ghi chép theo dõi, phân loại.

Và ghi chép theo dõi, phân loại.

"Hiện nay giá thị trường của trà hoa vàng giao động từ 12-16 triệu đồng/kg trà khô. Mình chỉ cần bán giá 5-7 triệu thôi đã thoải mái thu hồi vốn và có lãi rồi. Bởi giống cây hiện nay tôi đang trồng mua cành với bà con đem giâm chỉ với giá 10.000đ/1kg thay vì mua giống cây con ngoài tự nhiên có giá cao gấp nhiều lần thế...", anh Khang tiết lộ với PV Báo điện tử Danviet.vn.

Thuận lợi nữa là, từ năm 2018, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn triển khai đề tài “Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển cây trà hoa vàng”, họ đã hỗ trợ tiền cho toàn bộ cây giống của tôi. Mà giống trà hoa vàng ở Chợ Đồn được thương lái đánh giá có chất lượng rất tốt”, Khang nói.

Hiện tại vườn ươm này đang có hơn 6000 cây giống, đủ để Nguyễn Tiến Khang phủ nốt 15000m2 đất rừng còn lại của gia đình.

Hiện tại vườn ươm này đang có hơn 6000 cây giống, đủ để Nguyễn Tiến Khang phủ nốt 15000m2 đất rừng còn lại của gia đình.

Được biết cây trà hoa vàng tại Chợ Đồn có ở một số xã như Đông Viên, Nghĩa Tá, Bình Trung… tuy nhiên, đa phần là cây tự nhiên chứ chưa có mấy người đem về gây giống rồi trồng như trường hợp của anh Nguyễn Tiến Khang tại thôn Bản Cáu này.   

Việc đem loài cây quý như “báu vật” - trà hoa vàng về cất ở đồi nhà không chỉ góp phần bảo tồn giống cây quý hiếm đang có nguy cơ mai một tại Chợ Đồn mà còn là mô hình phát triển kinh tế có triển vọng, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới tại địa phương và rất cần được nhân rộng.

Liên quan đến cây trà hoa vàng, ông Lục Đình Hoa, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện này cho biết, cây trà hoa vàng có ở Chợ Đồn nhưng tương đối rải rác chứ không tập trung thành những khu vài trăm đến cả nghìn mét vuông như các tỉnh khác. Hiện nay huyện Chợ Đồn mới chỉ có ông Nguyễn Tiến Khang ở xã Đông Viên trồng giống cây này.

Ngày 13/7, trao đổi với PV Báo điện tử Danviet.vn, ông Hoàng Văn Hải, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn cho biết, hiện nay có huyện Ba Bể và huyện Chợ Đồn đang trồng giống trà hoa vàng theo đề tài “Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển cây trà hoa vàng”, tuy nhiên chúng tôi chưa phân tích kiểm tra mẫu về dược tính của cây tại Bắc Kạn.

Qua tìm hiểu, PV được biết, trước đây ông Nguyễn Hoàng Hiệp, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Kạn (nay là Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khi còn công tác tại tỉnh này đã từng đem mẫu trà hoa vàng bản địa đi kiểm tra và cho kết quả rất khả quan.

Nuôi loài cá quý ăn cỏ như dê, chỉ 1 ao bé tý mà thu 80 triệu đồng

Bà Khà Thị Sàng, xóm Nghẹ (xã Vạn Mai, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) nuôi cá rầm xanh - 1 trong những loài cá quý. Nhiều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Chiến Hoàng ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN