Trận đấu nổi bật

joao-vs-radu
Tiriac Open
Joao Fonseca
-
Radu Albot
-
martina-vs-naomi
Open Capfinances Rouen Métropole
Martina Trevisan
2
Naomi Osaka
0
marta-vs-laura
Porsche Tennis Grand Prix
Marta Kostyuk
2
Laura Siegemund
1
taylor-vs-alejandro
BMW Open
Taylor Fritz
-
Alejandro Moro Canas
-
lorenzo-vs-roberto
Barcelona Open Banc Sabadell
Lorenzo Musetti
0
Roberto Carballes Baena
2
alex-vs-rafael
Barcelona Open Banc Sabadell
Alex De Minaur
2
Rafael Nadal
0
sebastian-vs-stefanos
Barcelona Open Banc Sabadell
Sebastian Ofner
0
Stefanos Tsitsipas
2

VĐV điền kinh Nga 'dính' chất cấm

Sau khi tay vợt Nga Sharapova bị dính chất kích thích meldonium đưa vào danh mục cấm mới đây, đến lượt VĐV điền kinh Nga Nadezhda Kotlyarova cũng dương tính với chất meldonium.

Thông tấn xã Nga TASS đưa tin, Nadezhda là VĐV điền kinh đầu tiên của Nga bị dính chất cấm này kể từ khi điền kinh Nga bị Liên đoàn Điền kinh Quốc tế (IAAF) và WADA trừng phạt cấm thi đấu do các vấn đề và chính sách thử nghiệm doping trước đây có sự can thiệp của nhà nước.

VĐV điền kinh Nga 'dính' chất cấm - 1

Nadezhda Kotlyarova (thứ hai từ phải sang) trong đội chạy tiếp sức nữ của Nga tại giải điền kinh thế giới 2014

Giữa lúc Liên đoàn Điền kinh Nga và Bộ Thể thao nước này chạy đua các công việc nâng chuẩn mực kiểm tra doping và thực thi những yêu cầu của WADA và IAAF thì việc Nadezhda dính chất meldonium đã làm xấu đi những nỗ lực của Nga.

Ngay đang chạy đua chứng tỏ quyết liệt tuyên chiến với nạn doping để được IAAF và WADA cho phép tham dự Olympic Rio. Hiện giải điền kinh trong nhà thế giới đang diễn ra tuy nhiên các đồng nghiệp Mỹ, Đức, Anh và nhiều cường quốc điền kinh khác đã cảm thấy thiếu tính cạnh tranh cao khi vắng điền kinh Nga do bị trừng phạt.

Theo WADA thì sau khi Sharapova bị dính doping thì có 99 trường hợp nữa dương tính chất cấm meldonium nhưng trong những môn thể thao khác, không riêng gì quần vợt. Có lẽ những cái tên này lần lượt được WADA tiết lộ.

Chất meldonium do Latvia, một nước thuộc khối Liên Xô cũ sản xuất, trước đây được dùng trong quân đội có chức năng tăng cường thể lực, sức mạnh, tăng lưu thông máu và chữa cả bệnh máu cục. Chất này các VĐV Đông Âu hay dùng nhưng nó lại xa lạ với các VĐV khu vực khác cho đến khi nó được WADA đưa vào danh mục cấm đầu năm nay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tấn Phước ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN