Trận đấu nổi bật

madison-vs-irina-camelia
Mutua Madrid Open
Madison Keys
2
Irina-Camelia Begu
0
victoria-vs-tatjana
Mutua Madrid Open
Victoria Azarenka
2
Tatjana Maria
0
yoshihito-vs-felix
Mutua Madrid Open
Yoshihito Nishioka
1
Felix Auger-Aliassime
2
jelena-vs-jessica
Mutua Madrid Open
Jelena Ostapenko
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
naomi-vs-liudmila
Mutua Madrid Open
Naomi Osaka
0
Liudmila Samsonova
1
richard-vs-lorenzo
Mutua Madrid Open
Richard Gasquet
0
Lorenzo Sonego
2
coco-vs-arantxa
Mutua Madrid Open
Coco Gauff
-
Arantxa Rus
-
darwin-vs-rafael
Mutua Madrid Open
Darwin Blanch
-
Rafael Nadal
-
iga-vs-xiyu
Mutua Madrid Open
Iga Swiatek
-
Xiyu Wang
-

Roland Garros & một kỷ nguyên kỷ lục

Federer, Nadal hay Djokovic mới là người đi vào lịch sử của tennis thế giới qua Roland Garros 2012 và giúp cho kỷ nguyên này trở nên vĩ đại hơn bao giờ hết?

* Thiếu một kỷ lục để hoàn hảo

Chưa bao giờ lịch sử tennis trải qua một giai đoạn mà những kỷ lục sừng sững hàng chục năm lại giống như những cây chuối đổ gục dễ dàng dưới những nhát kiếm của bộ ba huyền thoại Federer - Nadal - Djokovic.

Năm 2009, Federer xô đổ kỷ lục 14 danh hiệu Grand Slam của Pete Sampras. Năm 2010, Nadal trở thành tay vợt nam trẻ nhất và tốn ít thời gian nhất (sáu năm) để hoàn tất thành tựu Vàng bằng việc vô địch cả bốn Grand Slam và giành huy chương vàng đơn nam Olympic. Năm 2008, Djokovic trở thành tay vợt trẻ nhất trong lịch sử lọt vào tới bán kết của cả bốn Grand Slam. Và nếu cho rằng thành tích giành năm Masters 1000 trong năm anh còn vô địch thêm ba Grand Slam là vĩ đại, hẳn cũng không nhiều người phản đối.

Roland Garros & một kỷ nguyên kỷ lục - 1

Bộ ba này đang nắm tới hơn 120 kỷ lục

Theo thống kê của trang wikipedia, chỉ riêng ba tay vợt nói trên đã đạt tới hoặc thiết lập một số lượng không tưởng, lên tới hơn 120 kỷ lục. Chỉ riêng Federer đã có 81 kỷ lục lớn bé khác nhau, còn Nadal khiêm tốn hơn cũng có 38 kỷ lục mang riêng tên anh hoặc cùng chia sẻ với người khác.

Họ, đặc biệt là Federer, đã vươn tới những đỉnh cao trên hầu hết các khía cạnh, từ chuyên môn cho tới thương mại, từ thể lực cho tới ý chí thi đấu, tới mức cứ sau mỗi chiến thắng nào đó dù chỉ qua từng vòng đấu, lại có một kỷ lục bị xô đổ. Chẳng hạn, khi Federer hạ gục Kamke ở vòng 1 Roland Garros, anh sánh ngang với Jimmy Connors, người từng tám lần vô địch Grand Slam, về kỷ lục 233 trận thắng ở các giải Grand Slam. Nên nhớ, quãng thời gian Federer đạt được thành tích này ngắn hơn tới sáu năm so với chặng đường 20 năm ròng rã của tiền bối người Mỹ. Nó cũng giống như lần anh vô địch Grand Slam thứ 15 khi mới 28 tuổi, còn Sampras vô địch US Open 2002 (danh hiệu cuối cùng) khi đã 31 tuổi.   

Nhưng sự vĩ đại của kỷ nguyên này sẽ không trọn vẹn nếu như không có ai chinh phục được thách thức vô địch bốn giải Grand Slam liên tiếp. Kỷ lục của những kỷ lục này của Rod Laver được thiết lập năm 1969. 43 năm tồn tại của nó thách thức hàng loạt những huyền thoại trải qua hàng loạt thế hệ, như thời của Ken Rosewell (những năm đầu 70), Bjorn Borg - John McEnroe (cuối 79 đầu 80), Ivan Lendl - Mats Wilander (giữa đến cuối những năm 80), Boris Becker - Stefan Edberg (đầu 90) và Sampras - Agassi (nửa cuối 90).

Roland Garros & một kỷ nguyên kỷ lục - 2

Từ thời Bjorn Borg cho đến Nadal, Federer hiện nay, chưa ai phá được kỷ lục giành 4 Grand Slam liên tiếp

43 năm đã qua, có những người đã từng tiến đến sát kỷ lục đó nhưng đều thất bại. Connors của năm 1974 đánh bại hàng loạt những tên tuổi lớn để lên ngôi ở ba giải US Open, Wimbledon và Australian Open. Năm 1988, Mats Wilander vô địch ở Roland Garros, Australian Open, US Open nhưng lại thất bại ở Wimbledon. Federer dù kiệt xuất cũng "chỉ" ba lần vô địch ba Grand Slam trong một năm (2004, 2006 và 2007). Nadal với một năm thăng hoa kỳ vĩ trong năm 2010 cũng khuyết một giải, và điều tương tự xảy ra với Djokovic năm 2011.

Giờ đây, tính thời gian của kỷ lục này đã được du di, hay nói cách khác là sự vĩ đại sẽ của một tay vợt cũng được chứng thực nếu như anh ta vô địch bốn Grand Slam liên tiếp. Vinh dự đó và sứ mệnh để đưa thế hệ các ngôi sao ngày hôm nay vượt qua các thế hệ lừng danh trong quá khứ được trao cho Djokovic.   

* Roland Garros là thách thức lớn nhất

Người đầu tiên sau Rod Laver suýt thâu tóm được bốn Grand Slam trong một năm, là Jimmy Connors đã thất bại ở Roland Garros. Ba lần giành cú ăn ba của Federer chỉ kém hoàn hảo cũng bởi Roland Garros không ghi tên anh như nhà vô địch (năm0 2004 và Gaston Gaudio và hai năm kia là của Nadal). Và đến lượt Djokovic, anh cũng gục ngã trên sân đất nện ở Paris dù anh bay cao trên sân cứng Melbourne rồi New York và mặt cỏ xanh ở London. 

Như vậy trong số bảy lần các tay vợt bước hụt trước ngưỡng cửa trở thành người vĩ đại như tiền bối Rod Laver, có tới năm lần nó xảy ra ở Roland Garros. Thực tế này chứng tỏ sự khắc nghiệt của một giải đấu từ bao năm qua vẫn được thừa nhận là có bản sắc riêng nhất: Đầu những năm 1970, chỉ Roland Garros thi đấu trên sân đất nện còn ba giải kia tổ chức trên mặt sân cỏ.

Roland Garros & một kỷ nguyên kỷ lục - 3

Federer 2 lần bỏ lỡ cơ hội cũng chỉ vì Roland Garros

Còn nếu tính về cơ hội giành bốn Grand Slam liên tiếp không cần trong cùng một năm, phải tính thêm rằng Federer có hai cơ hội vào các năm 2005-2006 và 2006 - 2007, thất bại của anh cũng xảy ra ở chính ở Roland Garros. Chỉ có Nadal mới bỏ lỡ cơ hội ở Australian Open 2011 - giải đấu mà anh dính chấn thương trong trận tứ kết với David Ferrer.

* Dù là Federer, Nadal hay Djokovic, ai cũng sẽ đi vào lịch sử

Như đã nói ở trên, vinh dự đầu tiên cho một thành tích đáng kể nhất của tennis hiện đại được trao cho Djokovic. Tay vợt người Serbia có thể sẽ khó đuổi kịp thành tích 10 danh hiệu của Nadal và hầu như không thể kịp kỳ tích 16 Grand Slam của Federer, thế nên đây chính là cơ hội duy nhất để anh có thể sánh được với hai đối thủ lớn nhất trong sự nghiệp của mình trong việc tạo dựng một chỗ đứng trong lịch sử.

Chúng ta đã từng nói ở các bài viết trước, rằng việc chỉ vô địch hai trong số bảy giải đã tham dự trong năm nay, thắng 30 trận nhưng để thua tới 5 trận (hai lần trước Nadal, một trước Murray, Isner và Tipsarevic) đã "tố cáo" Djokovic xuống phong độ so với chính anh trong năm 2011. Hay việc thua game giao bóng để quyết định trận đấu sớm tại bán kết ở Rome trước Federer rồi đánh hỏng những đường bóng quyết định khi đấu với Nadal (chỉ tận dụng được 1 trong số 7 điểm break point) cũng cho thấy anh bắt đầu giảm sút sự tự tin.  Nhưng có một giá trị vẫn chưa thay đổi ở anh, đó là khả năng chọn điểm rơi phong độ, cách bung sức trong từng trận đấu và đặc biệt là chức vô địch Australian Open đầu năm của Djokovic cho thấy anh chưa đến mức quay trở lại vạch xuất phát như những năm núp sau cái bóng Federer và Nadal. Đấy chính là cơ sở để anh có thể làm nên lịch sử ở Paris này.

Nếu Nadal vô địch, lịch sử lại mở ra ở một trang khác cũng rất đỗi hào hùng, bởi anh sẽ vượt qua huyền thoại Bjorn Borg, với 7 chiếc cúp vô địch Roland Garros trong sự nghiệp và vẫn còn một quãng thời gian dài phía trước để tiếp tục nâng giới hạn.

Còn Federer, như người ta vẫn nói, đơn giản là số 1, là huyền thoại và là bất tử, nếu có chiếc cúp Grand Slam thứ 17, chúng ta chính là thế hệ những người yêu môn thể thao này may mắn nhất được chứng kiến một kỷ lục vĩ đại như thế.

Quả là chúng ta đang sống trong giai đoạn đáng chờ đợi và đáng xem nhất của tennis, khi bất cứ ai trong số ba ngôi sao sáng nhất chiến thắng Roland Garros, kỷ lục của những kỷ lục cũng sẽ ra đời!

PHẠM TẤN

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN