Trận đấu nổi bật

coco-vs-arantxa
Mutua Madrid Open
Coco Gauff
2
Arantxa Rus
0
darwin-vs-rafael
Mutua Madrid Open
Darwin Blanch
0
Rafael Nadal
2
iga-vs-xiyu
Mutua Madrid Open
Iga Swiatek
2
Xiyu Wang
0

Ngã rẽ của Minh Quân

Sau khi vô địch Giải Masters Việt Nam 2012, tay vợt kỳ cựu Đỗ Minh Quân sẽ lên đường sang Mỹ tu nghiệp bằng tiền túi với ước mơ trở thành một HLV chuyên nghiệp dù chỉ mới 28 tuổi.

Đỗ Minh Quân dự kỳ thi tốt nghiệp tại Đại học TDTT TPHCM vào ngày 23-12, sau hơn 4 năm vừa tập luyện thi đấu vừa tranh thủ chuyện đèn sách. Có điều, nếu kết quả thi tốt đẹp, tấm bằng của Minh Quân chỉ có thể ghi rõ chuyên ngành được đào tạo là… bơi lội! Bởi khi nhập học, trường chưa có khoa quần vợt nên anh phải chuyển chuyên ngành học. Nghịch lý đấy nhưng âu cũng không phải chuyện quá lạ lẫm gì ở Việt Nam, nhất là với bản thân Minh Quân, con trai của cựu á quân 100 m bướm SEAP Games (tiền thân của SEA Games) 1973 Đỗ Như Minh và buổi đầu đến với thể thao, Minh Quân cũng từng ao ước bơi giỏi giống cha.

Mê bơi lội nhưng bị cuốn hút bởi cây vợt và quả bóng nỉ nên năm 12 tuổi, Minh Quân xin cha mẹ cho theo tập quần vợt dưới sự hướng dẫn của tay vợt số 1 quốc gia thời bấy giờ là Trần Đức Quỳnh. Chỉ mất 6 năm, Minh Quân nổi lên như ngôi sao sáng nhất của làng quần vợt Việt Nam. Anh góp mặt ở đội tuyển quốc gia trong vai trò tay vợt chủ lực suốt 10 năm ở mọi mặt trận như SEA Games, Davis Cup… và cũng ngần ấy thời gian, Minh Quân thống trị vị trí số 1 của bảng xếp hạng nam Việt Nam, tiếp nối 2 tay vợt đàn anh Ôn Tấn Lực, Trần Đức Quỳnh nắm giữ thứ hạng này cho quần vợt nam TPHCM suốt từ giữa thập niên 90 đến nay.

Ngã rẽ của Minh Quân - 1

Đỗ Minh Quân trong trận chung kết Giải Masters Việt Nam 201

Cuối năm 2001, Minh Quân từng lọt vào bảng xếp hạng Liên đoàn Quần vợt Thế giới (ITF) với hạng 302 đơn, 185 đôi nam trẻ. Năm 2006, anh là tay vợt Việt Nam đầu tiên được Hiệp hội Quần vợt nhà nghề nam (ATP) xếp hạng 1.007 thế giới. Gần đây nhất, sau khi vượt qua đấu thủ người Pháp Kevin Bottie (hạng 710 thế giới) trong khuôn khổ Giải Men’s Future 2012 tại TPHCM, Minh Quân lại được ATP đưa tên vào danh sách các tay vợt được xếp hạng thế giới… Về chuyện xếp hạng này, Minh Quân nói bằng giọng đầy cảm khái: “Giá như bản thân tôi hoặc các VĐV Việt Nam tài năng khác sớm được đầu tư vào những chuyến thi đấu ở hệ thống giải chính thức từ Men’s Future, Challenge cho đến 200, 500 series và cao hơn là các giải Davis Cup, Fed Cup, Hoffmann Cup..., hẳn thành tích của quần vợt Việt Nam không chỉ khiêm tốn như vậy”.

Luôn canh cánh bên lòng về sự phát triển của quần vợt nước nhà chính là nguyên nhân khiến Minh Quân quyết định rẽ ngang ở tuổi 28. Chín danh hiệu vô địch quốc gia kể từ năm 2002 (trừ năm 2005 để thua tay vợt Việt kiều Lê Minh và năm 2012 thất bại ở bán kết trước đàn em 15 tuổi Lý Hoàng Nam) vừa là niềm tự hào với Minh Quân nhưng đồng thời cũng là nỗi băn khoăn khi phần lớn lớp trẻ còn tiến bộ quá chậm. May mà thời gian  gần đây, sự thăng tiến của những Nguyễn Hoàng Thiên, Hoàng Nam, Hồ Huỳnh Đan Mạch, Trần Hoàng Anh Khoa hay Phạm Minh Tuấn ít nhiều cũng tạo được sự khởi sắc cho quần vợt Việt Nam. Minh Quân khẳng định: “Đã đến lúc giao trọng trách cho những tay vợt trẻ”.

Từng được cử đi tu nghiệp 3 tháng trên đất Mỹ hồi năm 2005 bằng ngân sách ngành TDTT TPHCM, trong chuyến đi đầu tháng 1-2013 lần này, Minh Quân sẽ trở lại Học viện Quần vợt Club Med (Florida), thọ giáo người thầy cũ Gabriel Jaramillo, người có đến 26 năm làm công tác đào tạo, huấn luyện mà hai trong số các học trò nổi tiếng nhất của ông chính là Andre Agassi và Monica Seles. Chính HLV này đã hỗ trợ Minh Quân mọi thủ tục cần thiết để gia nhập học viện trong 6 tháng. Do được miễn học phí nên khoản tiền túi Minh Quân phải bỏ ra cũng không nhiều, chỉ khoảng 10.000 USD cho các chi phí khác. Ngoài ra, HLV  Jaramillo cũng tạo điều kiện để Minh Quân làm trợ giảng trong 3 tháng hè cho lớp học viên mới, vừa có thêm thu nhập vừa có điều kiện áp dụng thực tế những kiến thức được học trước đó

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đào Tùng (Người lao động)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN