Trận đấu nổi bật

victoria-vs-sara
Mutua Madrid Open
Victoria Azarenka
0
Sara Sorribes Tormo
2
iga-vs-sorana
Mutua Madrid Open
Iga Swiatek
2
Sorana Cirstea
0
thiago-vs-stefanos
Mutua Madrid Open
Thiago Monteiro
2
Stefanos Tsitsipas
0
jelena-vs-maria-lourdes
Mutua Madrid Open
Jelena Ostapenko
2
Maria Lourdes Carle
0
pedro-vs-frances
Mutua Madrid Open
Pedro Cachin
2
Frances Tiafoe
1
jannik-vs-lorenzo
Mutua Madrid Open
Jannik Sinner
2
Lorenzo Sonego
0
sloane-vs-maria
Mutua Madrid Open
Sloane Stephens
0
Maria Sakkari
2
daniil-vs-matteo
Mutua Madrid Open
Daniil Medvedev
2
Matteo Arnaldi
1
leylah-vs-ons
Mutua Madrid Open
Leylah Fernandez
1
Ons Jabeur
2
grigor-vs-jakub
Mutua Madrid Open
Grigor Dimitrov
0
Jakub Mensik
0
alex-vs-rafael
Mutua Madrid Open
Alex De Minaur
0
Rafael Nadal
2
roberto-vs-karen
Mutua Madrid Open
Roberto Bautista Agut
-
Karen Khachanov
-
miomir-vs-casper
Mutua Madrid Open
Miomir Kecmanovic
-
Casper Ruud
-

Nadal lại thua Djokovic: Không sao, hẹn Roland Garros

7-5 7-6 ở tứ kết Rome Masters là hai set đấu căng thẳng nhất trong chuỗi 15 set thắng liên tiếp của Djokovic trước Nadal.

Con số thống kê ấy có thể làm tổn thương ghê gớm Nadal và những ai theo dõi tay vợt này.

Nhưng nó cũng lại thắp những lên những tia hy vọng cho họ. Trên sân đất nện chuẩn mực nhất, Nadal hơn bao giờ hết trong hai năm qua đã trở lại với trạng thái phong độ tiệm cận với một Djokovic đỉnh cao (mới chỉ thua 1 trận do đau mắt, thắng bốn Masters 1000 và giành một Grand Slam).

Nadal lại thua Djokovic: Không sao, hẹn Roland Garros - 1

Nadal chơi hay nhưng chưa đủ

Trận đấu chỉ có hai set nhưng kéo dài 2 giờ 24 phút, chỉ kém hai phút so với thời gian mà họ gặp nhau ở Roland Garros 2015. Đó là chất lượng và sự căng thẳng của những trận đấu đã từng đi vào lịch sử tennis thế giới, như trận chung kết Australian Open kéo dài gần 6 tiếng của họ

Trận đấu có những game mà khi Djokovic cầm giao bóng vẫn kéo dài tới trên dưới chục phút với khoảng năm hay sáu lần đều. Sau bảy games đầu tiên, Nadal chỉ phải giao bóng 15 lần, còn Djokovic là 31, tỉ lệ tương ứng là 5 lần giao bóng/game và gần 8 lần giao bóng/game.

Trận đấu vẫn có những pha bỏ nhỏ nhưng của Djokovic nhưng Nadal thắng nhiều hơn những pha bóng như vậy nhờ ở gần vạch cuối sân hơn trước kia nên phản ứng kịp. Có hai pha bỏ nhỏ rồi lốp trong set đầu nhưng Djokovic chỉ ăn được một.

Tương tự như vậy là set thứ hai. Nó trái ngược so với hình ảnh Djokovic thường xuyên bỏ nhỏ rồi lốp bóng như thể đó là một trận đấu giữa chuyên nghiệp đánh với phong trào thời gian qua.

Trận đấu kết thúc sau hai set nhưng set nào Nadal cũng là người có cơ hội trước để giành chiến thắng, bẻ game ngay ở game thứ hai Djokovic cầm giao bóng. Set hai thì Nadal bẻ game ngay lần Djokovic cầm giao bóng trong game đầu tiên và vẫn duy trì được lợi thế đó cho tới khi tỉ số là 5-4.  

Nadal còn có tới năm set point ở trong set thứ hai để có thể buộc đối thủ phải cùng bước vào set thứ ba.

Sự khác biệt hay vấn đề của Nadal

Nhưng mấu chốt là thời điểm quyết định. Game đấu mà Nadal bị bẻ game để rồi thua với tỉ số 5-7 là vấn đề của tâm lý. Số lần đánh thuận tay hỏng của Nadal ở game đấu đó nhiều bằng một nửa tổng số 11 game trước là hệ quả của sự bối rối và thiếu tự tin.

Đây chính là sự khác biệt rất lớn, khi Djokovic càng ở những thời điểm quan trọng càng hay, cứ như thể anh là một người khác so với những game đầu.  

Vấn đề thứ hai của Nadal là khả năng dứt điểm bằng giao bóng. Anh khiến cho các fan của mình chờ đợi trong tuyệt vọng khi họ trông đợi anh sẽ thực hiện một cú giao bóng ăn điểm trực tiếp hoặc chí ít cũng là cú giao bóng thật hiểm để cứu một break point hay biến cơ hội thành chiến thắng.

Nadal làm được điều đó một lần khi cầm giao bóng lúc 4-3 ở set 1 mà Djokovic có tới ba break. Nhưng vẫn là quá ít trong một trận đấu mà cả hai giằng co từng điểm và cần có những điểm số thật ngắn khi cầm giao bóng để hồi phục.

Liệu có thể thất vọng hơn về khả năng giao bóng quyết định của Nadal khi tất cả những thời khắc quan trọng mà anh thua đều là khi Nadal cầm giao bóng. 

Vấn đề thứ ba của Nadal là kể từ đầu năm 2016, tỉ lệ chiến thắng trong các set đấu phải dùng tới tiebreak chỉ là 4-9. Anh có thể thua tiebreak trước bất cứ ai chứ không chỉ là Djokovic, khi danh sách có Thiem, Kyrgios, Verdasco, Zevrev, Cuevas, Carreno Buesta.

Nguyên nhân của một Nadal kém cỏi trong các loạt tiebreak và thua Djokovic ở loạt cân não này chính là sự tổng hợp chung của việc không có ưu thế khi giao bóng và sự thiếu tự tin.

Video trận Nadal - Djokovic:

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN