Huyền thoại boxing: Trưởng thành từ bạo lực gia đình

Đến giờ phút này, Floyd Mayweather vẫn chưa thua trận nào trong sự nghiệp.

Floyd Mayweather Con nhận ra mình đang gặp nguy hiểm. Có những giọt nước mắt, sau đó là tiếng khóc não nề chỉ khiến cho người khác cảm thấy có điều gì đó rất tệ sắp xảy ra ở nhà anh tại  thành phố thành phố Grand Rapids ở tiểu bang Michigan, Mỹ.

Lúc đó Mayweather chưa được 2 tuổi.

Theo như tạp chí Rolling Stone, đứng sau tấn bi kịch này là một người đàn ông được mọi người biết đến với biệt danh “Baboon”. Tony Sinclair là tên của ông ấy và đó là anh của mẹ Floyd, bà Deborah. Quan trọng hơn, cũng theo câu chuyện này, Baboon là đối tác làm ăn của “Big” Floyd, một tay buôn ma túy nhỏ lẻ và là người đầu tiên trong bộ ba anh em nhà Mayweather tham gia sự nghiệp võ sĩ.

Việc Floyd Cha không thể tiến xa trong sự nghiệp giống hai em chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ vấn đề. Ngày 21/1/1979, Baboon đến nhà Mayweather, không phải để đe dọa mà là để xử lý Floyd Cha.

Huyền thoại boxing: Trưởng thành từ bạo lực gia đình - 1

Tuổi thơ của Mayweather chẳng hề tốt đẹp

Theo như gia đình họ kể lại, chuyện buôn bán giữa hai người lúc đó không tốt. Tuy vậy, chỉ một trong hai người lúc ấy đủ tài năng để đối đầu với Sugar Ray Leonard vĩ đại bốn tháng trước đó.

Floyd Cha bóp cổ Sinclair ở một sân trượt băng địa phương nhưng rồi thả hắn đi. Khi Sinclair đến tìm “Big” Floyd ở nhà, hắn mang theo một khẩu súng và khuôn mặt đằng đằng sát khí. Floyd Cha lúc ấy đã tóm lấy mắt cá đứa con trai chưa đầy 2 tuổi của mình để làm lá chắn nhằm bảo toàn sinh mạng.

Sau này, ông thuật lại với tờ Los Angeles Times như sau:

Tôi nói với Sinclair: “Nếu mày định giết tao thì mày phải giết cả con tao. Mẹ đứa bé hét lên: ‘Trả con cho tôi.’ Cô ấy cố gắng kéo đứa bé ra khỏi tay tôi để anh cố ấy bắn tôi. Nhưng tôi không đặt đứa bé xuống, tôi không muốn chết. Tôi biết Sinclair sẽ không bắn đứa trẻ, vì thế mà hắn không chĩa súng vào mặt tôi nữa mà ngắm vào chân tôi.

Viên đạn đã hủy hoại chân của Floyd Cha, phá nát rất nhiều cơ bắp chân trái. Vết thương ấy cũng đã làm thay đổi hoàn toàn sự nghiệp boxing của ông ta, khiến Floyd di chuyển khó khăn hơn và buộc ông phải thay đổi hoàn toàn chiến thuật của mình. Từng một thời đầy hứa hẹn, giờ đây Floyd chả hơn gì một tay nghiệp dư, ông vẫn tiếp tục lên đài đến năm 1985, nhưng tiền bạc thì không còn kiếm được như trước nữa.

“Hồi còn thượng đài, tôi phải bon chen để kiếm tiền vì tôi còn nuôi con”, Floyd Cha trả lời FightSaga. “Tôi muốn đảm bảo rằng con tôi sau này không cần phải như vậy khi trưởng thành. Đó là lí do thằng bé được như ngày hôm nay.”

Nghị lực của Floyd Cha, sự tập trung và niềm đam mê vẫn còn nguyên đó. Thậm chí bà nội của Floyd Mayweather Con còn kể rằng cha ông tiếp tục xỏ găng ngay khi có thể đi lại được.

Huyền thoại boxing: Trưởng thành từ bạo lực gia đình - 2

Anh thắng 44 trận và chưa một lần thất bại trong sự nghiệp

“Tôi dạy thằng bé lẽ phải và tôi cố dạy nó tránh cả những điều sai trái”, Mayweather Cha chia sẻ trên tạp chí New York Times. “Nó tập luyện để trở thành võ sĩ từ khi còn trong nôi. Không đùa đâu. Hồi đó nó đã biết đấm thẳng rồi. Lớn hơn chút thằng bé có thể đánh được mấy cái tay nắm cửa nữa.”

Trước khi Floyd 2 tuổi, cha anh đã tuyên bố anh là nhà vô địch thế giới. Khi Floyd đến tuổi đi học tiểu học, rõ ràng là nhà anh có một thần đồng môn boxing. Trong khi nhà người ta thưởng thức mấy trò bóng banh và tiệc nướng ngoài trời thì nhà Mayweather lại đi luyện boxing.

“Tôi không nhớ là cha có đưa tôi đi đâu hay làm những việc mà một ông bố làm với con trai mình, như đi công viên, xem phim hay ăn kem. Tôi từng nghĩ rằng cha chỉ thích con gái ông ấy (chị gái con mẹ kế của Mayweather) hơn tôi vì chị ấy không bao giờ bị đánh còn tôi thì bị đánh thường xuyên,” Mayweather Con nhớ lại.

Floyd cha có lẽ là một thầy giáo khó tính, ông thường phạt đòn con trai khi luyện tập nếu điều đó, theo ông, có thể khiến mục tiêu của mình được hoàn thành nhanh hơn.

“Cha tôi thường đánh tôi vì tất cả những gì tôi làm, kể cả khi tôi chẳng làm gì. Tôi thường cầu nguyện để mong đến ngày trở thành người lớn và không phải chịu đựng những điều này. Tôi mệt mỏi vì bị đánh suốt rồi.”

Nhưng Floyd Con không hề nản chí. Từ khi còn rất trẻ, anh luôn bị thu hút bởi Tawsi và Pride Gyms ở Grand Rapids, tìm kiếm sự đồng thuận của cha anh ở nơi có ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc đời mình.

Huyền thoại boxing: Trưởng thành từ bạo lực gia đình - 3

Đối thủ mà ai cũng muốn đánh bại

Pride Gyms là một nơi khắc nghiệt, quy tụ toàn võ sĩ giỏi. Bruce Kielty, người điều hành phòng gym, vẫn nhớ hình ảnh một Floyd trẻ, lúc ấy mới có 10 tuổi đứng trên thùng đựng táo, cần được huấn luyện đặc biệt để có thể đánh bao tốc độ. Mỗi khi chiếc thùng di chuyển, Floyd lại cân bằng nó, đó là cách anh dùng để luyện cho chân tay nhanh nhẹn hơn.

Ở tuổi 11, Floyd chính thức chọn Mayweather làm họ của mình. Trước đó, tên anh được đặt theo họ mẹ là Floyd Sinclair. Về mặt pháp lý, Floyd Con chính thức trở thành người nhà Mayweather cả về tên tuổi lẫn huyết thống. Người ta bảo quyết định ấy là nỗ lực để anh gắn bó với cha theo cách mà anh muốn, không còn hình ảnh một ông già chạy theo sau con trai lúc khởi động bắt đầu trận đấu. Võ sĩ trẻ cũng tự xây dựng kỉ luật và kĩ thuật để rồi cuối cùng trở thành vận động viên kiếm tiền hàng đầu thế giới.

“Bạn biết không, cuộc đời của tôi cũng giống như Michael Jordan, hoặc gần giống như vậy. Lúc còn là một đứa trẻ, ngày nào tôi cũng đi tập boxing. Tôi biết boxing trước khi biết những thứ khác.”

Không có mối quan hệ cha-con nào ở bên ngoài phòng gym. Thực tế thì, trong khi chị gái Floyd làm bài tập về nhà thì đó là lúc anh luyện chữ ký hoặc ra ngoài chạy bộ. Cha anh cũng chạy cùng con đường đó, hối hả và lún sâu hơn vào nghiện ngập.

Đứa con của Floyd Cha chỉ như một người khách trọ. Grand Rapids không phải là nơi dã ngoại cho thanh niên như Floyd. Bạo lực xảy ra thường xuyên và ma túy ở khắp mọi nơi. Một trong những bà cô của anh đã chết vì bệnh AIDS. Nhưng tất cả không là gì so với New Brunswick, nơi anh và gia đình đã trải qua “3 năm bẩn thỉu”.

“7 người chúng tôi chen chúc trong phòng ngủ của một căn hộ. Không lò sưởi, không nước nóng.”

Vượt qua tất cả, Mayweather trở nên xuất sắc ở ngôi nhà thật sự của anh – võ đài boxing. 16 tuổi là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời anh. Floyd Con trở thành vô địch giải Đôi Găng Vàng năm 1993 hạng 106 pounds. Nhưng cũng kèm với đó là việc cha anh bị bắt và kết án vì vận chuyển cocain. Trong vòng 5 năm rưỡi sau đó, Mayweather tự tập mà không có cha hay huấn luyện viên.

“Tôi đã muốn khóc khi thấy ông ấy như vậy. Nhưng tôi là đàn ông, vì vậy tôi không làm như thế”, Mayweather cho biết.

Huyền thoại boxing: Trưởng thành từ bạo lực gia đình - 4

Boxing đã mang lại sự giàu có cho gia đình Mayweather

Roger “The Black Mamba”, chú của anh, cựu vô địch WBC hạng trung bước vào cuộc đời anh với vai trò còn hơn cả một võ sĩ. Ông đã coi sóc việc tập luyện của Floyd Con và trong hai năm kể từ khi Floyd Cha được phóng thích, Roger còn là động lực thúc đẩy cho sự nghiệp boxing của cháu trai mình.

Sự rạn nứt giữa hai anh em cho đến giờ vẫn chưa được chữa lành, dù cho mẹ của 2 người có nài nỉ thế nào đi chăng nữa. Floyd Cha, người sau này dẫn dắt Oscar De La Hoya đến với thành công, cho rằng mình đã bỏ rất nhiều tiền vào sự nghiệp của con trai. Roger, người thay thế vị trí của anh trai mình trong thời gian ngồi tù, nổi giận vì điều này.

“Floyd đến được nơi nó cần đến là nhờ vào tôi chứ không phải vì những gì mà anh tôi đã làm. Bố của cháu tôi đã đặt nền tảng cho nó, nhưng chính tôi mới là người khiến nó trở nên sáng giá,” Roger chia sẻ.

Quan hệ của Floyd Cha và Con cũng không được tốt. Tuy rằng nó không tan vỡ ngay nhưng lại rạn nứt từ từ. Đầu tiên Floyd Cha bị thay thế mất vai trò quản lý, sau đó là huấn luyện viên, cuối cùng, sau một cuộc cãi vã kịch liệt ở một nhà hàng sang trọng tại Las Vegas, Floyd Con đuổi cha mình khỏi căn hộ mà anh mua cho ông và lấy cả xe hơi. Trong 7 năm liền, cha con không nói chuyện với nhau trừ khi lăng mạ nhau trên báo chí.

“Cha tôi ghen tị với tôi. Sự nghiệp của ông ấy chưa bao giờ phất cả. Ông biết rằng ở cương vị một võ sĩ ông ấy không giỏi hơn tôi. Thật ra ông ấy chả có điểm nào hơn tôi cả,” tay đấm bất khả chiến bại nói với báo chí.

Một thời gian sau, hai cha con hòa giải khi Floyd Con đấu với De La Hoya vào năm 2008. Lúc ấy Floyd Cha đã sẵn sàng đào tạo học trò của mình với mức phí lên tới 2 triệu đô la. Có lẽ do cảm nhận thấy có điều gì không ổn nên thay vì đấu với Mayweather, Oscar lại thượng đài cùng Freddie Roach.

Đột nhiên hai cha con trở lại với nhau, một vòng liên hệ ngược về cảm xúc của hai người đàn ông, kiểu như mối quan hệ của họ được ghi chép lại trong một loạt các chương trình thực tế. Cái gì là thật và cái gì chỉ là diễn đã và đang được đưa ra để làm sáng tỏ.

Giờ đây, họ chắc chắn lại làm việc với nhau. Khi Mayweather đang chuẩn bị cho những trận đấu có thể là cuối cùng trong sự nghiệp của anh, đội ngũ lại có sự thay đổi. Roger, vốn bị tiểu đường, ngồi ở hàng ghế sau trong trận gặp Robert Guerrero ngày mùng 4 tháng 5. Floyd Cha, sau 13 năm đứng ngoài cuộc, giờ lại dẫn dắt cho sự nghiệp của con mình.

“Cha của tôi, dĩ nhiên, là một bậc thầy của môn boxing và Roger cũng vậy. Vì thế tốt nhất không nên làm gì sai trái với cả hai người. Cha tôi là huấn luyện viên chính, và tất nhiên, tôi không sa thải ai cả. Chỉ là cha tôi bị chút bệnh, nhưng sức khỏe của ông ấy tốt hơn nhiều so với chú Roger. Sức khỏe của Roger không được tốt lắm và điều tôi quan tâm nhất là người của phía tôi phải tinh tường và khỏe mạnh. Chú ấy vẫn làm việc với tôi hàng ngày và giữ cho tôi luôn nhanh nhạy. Nhưng cha tôi là huấn luyện viên chính, vì thế ông sẽ làm việc với tôi.”

Bất chấp sự hỗn loạn và mối quan hệ phức tạp, Mayweather luôn đề cao giá trị gia đình. Anh đưa đưa họ hàng nhà mình về Las Vegas và những lúc trước khi anh lên đài thường được xem là thời điểm gia đình đoàn tụ. Roger tin rằng cháu trai mình đang cố hàn gắn lại gia đình tan đàn xẻ nghé này. Floyd Con cũng chung niềm tin với ông khi khẳng định rằng boxing có thể giúp cha và chú anh trở lại với nhau: “Sự bất đồng của chúng tôi trong quá khứ hay khác biệt giữa cha và chú tôi, đó là chuyện đã xảy ra rồi. Chúng tôi có bỏ lại sau lưng quá khứ và hướng đến tương lai sáng sủa hơn. Và ở thời điểm này, mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ đúng như chúng tôi mong muốn.”

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Tiger ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN