Trận đấu nổi bật

jessica-vs-paula
Mutua Madrid Open
Jessica Bouzas Maneiro
-
Paula Badosa
-
naomi-vs-greet
Mutua Madrid Open
Naomi Osaka
-
Greet Minnen
-
emma-vs-maria-lourdes
Mutua Madrid Open
Emma Raducanu
-
Maria Lourdes Carle
-
borna-vs-benjamin
Mutua Madrid Open
Borna Coric
-
Benjamin Hassan
-
thanasi-vs-jack
Mutua Madrid Open
Thanasi Kokkinakis
-
Jack Draper
-
sara-vs-caroline
Mutua Madrid Open
Sara Errani
-
Caroline Wozniacki
-
darwin-vs-rafael
Mutua Madrid Open
Darwin Blanch
-
Rafael Nadal
-

Federer – Nadal: Khi những huyền thoại trở lại

Federer gặp Nadal là cuộc đối đầu đã góp phần định hình nên tennis hiện đại.

Bạn lần đầu tiên xem một trận đấu giữa Federer và Nadal là khi nào? Là một trong hai lần đầu tiên họ gặp nhau trên cùng một địa điểm, một giải đấu là Miami Masters năm 2004 và 2005 mà trận đầu tiên Nadal thắng còn trận sau thuộc về Federer sau 5 set dù anh thua trước hai set đầu?

Hay là trận chung kết Rome Masters 2006 cũng kéo dài năm set kịch tính và giàu chất lượng (Nadal thắng, đương nhiên vì sân đất nện) để rồi nó được xếp là một trong năm trận đấu hay nhất lịch sử ATP Tour?

Federer – Nadal: Khi những huyền thoại trở lại - 1

Cuộc chiến của định mệnh

Hay là trận chung kết Wimbledon 2008 – lần thứ ba liên tiếp họ vào tới trận cuối cùng ở Grand Slam cổ kính của London mà Nadal đã truất ngôi Vua mặt sân cỏ của đối thủ và sau đó ít tuần cũng lần đầu tiên bước lên ngôi số 1? Trận chung kết ấy sau khi kết thúc được tất cả xếp hạng số 1 của mọi thời đại. Và liệu chúng ta đã có đề cử nào tốt hơn kể từ đó tới nay cho hạng mục này? Kể cả là khi chính họ tái đấu?

Nhưng, sự vĩ đại của cặp đấu này không đến từ chỉ một trận đấu mà là một chuỗi những trận đấu kinh điển, của sự ngáng trở nhau và qua đó, thật may mắn, lại làm cho nhau trở nên vĩ đại hơn tất thảy mọi ai khác.

Chưa đầy một năm sau Wimbledon 2008, Federer và Nadal tái đấu ở chung kết Australian Open 2009, một cột mốc mới: Lần đầu tiên họ gặp nhau ở chung kết trên mặt sân cứng, và phía trước Federer hôm ấy là kỷ lục 14 Grand Slam của huyền thoại Pete Sampras.

Hôm ấy, cũng là một ngày mà các fan ở Việt Nam đang ăn Tết. Federer đã khóc trong những giây phút mà anh phải là người bước lên trước để nhận chiếc đĩa bạc cho người về nhì. Phía sau lưng anh là Nadal và huyền thoại Rod Laver. “Chúa ơi, con chết mất thôi”, Federer đã khóc từ lúc nhận giải thưởng cho mãi tới khi Nadal bước lên.

Những giọt nước mắt này đi vào lịch sử, chẳng thể quên cả khi Federer chỉ phải chờ thêm vài tháng sau đó để san bằng kỷ lục của Sampras nhờ chiến thắng ở Roland Garros rồi giờ đây đang có trong tay 17 danh hiệu Grand Slam cả thảy.

Sự hồi sinh của những huyền thoại

Quả là có biết bao những trận đấu kinh điển giữa Federer và Nadal, hai tay vợt đã giành cả thảy 31 Grand Slam trong tổng số 54 lần bốn giải đấu lớn nhất tính từ khi người đầu tiên của cặp đôi vĩ đại này bắt đầu chiến thắng một giải đấu lớn (Federer ở Wimbledon 2003).

Tần suất ấy chỉ bớt đi khi Djokovic vươn lên, khi Murray bắt đầu chứng tỏ anh không phải là người điển hình nhất của tỉ lệ nghịch giữa sức mạnh cơ bắp và sự yếu đuối của tâm lý, nhưng cốt lõi nhất(???) là sự nhẫn tâm của thời gian (với Federer) và sự ác độc của chấn thương (với Nadal).

Việc họ không gặp nhau thường xuyên nữa là một tổn thất cho thế giới tennis này. Nó ít ỏi tới mức mà kể từ 2009 tới nay mới chỉ có ba lần họ gặp nhau ở các giải Grand Slam.

Nhưng ngay cả sự vắng mặt thường xuyên ấy của họ cũng hàm chứa sự vĩ đại. Sau danh hiệu ở Australian Open 2010 là chuỗi chín giải Grand Slam Federer chỉ vào tới chung kết một lần – thực tế làm dấy lên những câu hỏi là Federer có nên treo vợt hay không.

Từ bấy tới nay có không biết bao nhiêu lần người ta trở lại với câu hỏi ấy, thậm chí cả mỉa mai là Federer chỉ còn cầm vợt ra sân vì anh vẫn còn quá nhiều hợp đồng tài trợ.

Thế giới có phần khắc nghiệt và thiếu công bằng vì Federer trong năm 2014 – 2015 đã có những nỗ lực phi thường, đem đến những màn trình diễn vượt lên trên tất thảy (trừ phi phải đứng trước Djokovic). Wimbledon 2015 chứng kiến Federer hủy diệt Murray ở bán kết rồi mới thua ở chung kết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Australian Open 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN