Đua xe F1, MotoGP: Gồng mình chung tay chống đại dịch và nỗ lực giảm chi phí

Các đội đua F1 cùng với chính phủ tại Anh đang nỗ lực trong việc cung cấp những trang thiết bị y tế cần thiết trong chiến dịch đấu tranh với đại dịch COVID-19 và đang có những kết quả tích cực. Trong khi đó các chặng đua tiếp theo của MotoGP đã bị hoãn/hủy do dịch bệnh và giải đấu đang nỗ lực tìm giải pháp thắt chặt chi tiêu thời gian tới.

Các đội đua tự hào hỗ trợ Chính phủ Anh phòng chống Covid-19

Project Pitlane với sự giúp sức của 7 đội đua đặt trụ sở tại Anh đã khẩn trương hỗ trợ Chính phủ để thực hiện sản xuất 20.000 đơn hàng máy thở và các thiết bị trợ thở khác nhằm chống lại dịch bệnh Covid-19. Cùng sự giúp sức của tổ chức F1, 7 đội với công nghệ của mình đã làm việc chung để tiếp nhận những yêu cầu của Chính phủ Anh trong việc hỗ trợ ngành y tế. Các đội cùng làm việc trên hệ thống sản xuất máy thở nhanh chóng và số lượng đặt hàng đã lên tới hàng chục nghìn chiếc.

Project Pitlane đang mang lại những kết quả tích cực chỉ trong thời gian ngắn

Project Pitlane đang mang lại những kết quả tích cực chỉ trong thời gian ngắn

Cùng với đó, nhà máy phát triển động cơ của Mercedes tại Brixworth đã chuyển đổi mục đích sử dụng để sản xuất máy đẩy áp suất khí liên tiếp (CPAP) dùng để trợ thở cho bệnh nhân.

Với lượng đặt hàng lớn như vậy, 40 chiếc máy thường để chế tạo pít-tông, van, bộ phận tăng áp, hiện đang có hiệu năng sản xuất 100 dụng cụ y tế mỗi ngày.

Red Bull và Renault đã cùng nhau hợp tác và chế tạo ra bản mẫu của thiết kế mới mang tên, BlueSky, chỉ trong vòng 3 tuần. Các nhân viên sau đó đã làm việc 18 tiếng/ngày để đẩy nhanh tiến độ dự án.

Dù đã có sự chuẩn bị máy móc sản xuất và hàng trăm nhân viên sẵn sàng, Chính phủ Anh đã thay đổi kế hoạch và dự án này không còn được tiến hành nữa. Họ cho rằng để chống lại virus corona, họ cần một máy thở chi tiết và tinh xảo hơn chiếc BlueSky ở thời điểm này.

Tuy nhiên công nghệ của BlueSky và mẫu phẩm vẫn sẽ có sẵn và được sử dụng trong tương lai với những mục đích khác phù hợp hơn. Một dự án thứ 3 với thiết bị máy thở di động chi phí thấp đã được sáng tạo ra bởi một bác sĩ trẻ, Alastair Darwood, nhưng đã được tạm gác lại với lý do trên, đó là chưa cần thiết trong thời điểm chống lại Covid-19 này.

Jorge Lorenzo chưa thể trở lại vào đầu tháng 6 tại Catalunya

Jorge Lorenzo chưa thể trở lại vào đầu tháng 6 tại Catalunya

Các đội đua đã cho thấy sự tận tâm và kỹ năng qua dự án này. Họ nên cảm thấy tự hào với những gì đã phát triển được trong dự án này. Qua đó, sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn trong tương lai, khi xã hội cần hỗ trợ.

Đến lượt các chặng đua F1 ở Italia, Tây Ban Nha phải hoãn

Tây Ban Nha và Italia đều là những quốc gia nằm trong top 4 những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch Covid-19. Chính vì thế, sau 6 chặng đầu tiên bị hoãn/huỷ, đến lượt Mugello (Italia) và Catalunya (Tây Ban Nha) cũng không tránh khỏi phán quyết hoãn chặng đua diễn ra vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6 tới.

Tình hình phức tạp hiện tại ở cả 2 quốc gia khiến các sự kiện sắp tới không thể diễn ra đúng như dự kiến. Thông tin tích cực duy nhất ở thời điểm này chính là việc dịch bệnh tại đây đang đạt đỉnh và sẽ sớm giảm xuống trong thời gian tới.

Sự mất mát của Catalan GP khiến cho vé đặc cách của Jorge Lorenzo cùng Yamaha tại đây cũng sẽ bị ảnh hưởng lớn. Đội đua vẫn chưa thông báo rằng liệu sự xuất hiện của Lorenzo sẽ được chuyển sang 1 chặng đua khác, hay chờ tới khi lịch sửa đổi được công bố.

Assen sẽ có lần đầu vắng mặt tại MotoGP sau 7 thập kỷ

Assen sẽ có lần đầu vắng mặt tại MotoGP sau 7 thập kỷ

Chính phủ Đức, Hà Lan và Phần Lan cũng đưa ra thông báo mọi hoạt động tụ tập đông người sẽ bị cấm cho đến hết ngày 31/08. Chính vì thế, các chặng đua tại Sachsenring (Đức), Assen (Hà Lan) và Kymi Ring (Phần Lan) đều đã chính thức bị hủy bỏ trong năm nay.

Với trường đua truyền thống lâu đời TT Assen, đây sẽ là lần đầu tiên họ không góp mặt trong 1 mùa giải MotoGP kể từ khi giải đấu bắt đầu năm 1949. Còn Kymi Ring vẫn cần có sự chấp thuận từ phía liên đoàn FIM mới có thể tổ chức (điều không thể thực hiện trong thời điểm đóng cửa quốc gia) nên họ chưa thể trở lại trong năm 2020.

MotoGP tìm mọi cách thắt chặt chi tiêu

Cùng với những động thái như F1 trong việc cắt giảm chi phí thời điểm khó khăn hiện tại, MotoGP cũng sẽ "đóng băng" mọi phát triển về động cơ và khí động học mùa giải này. Các đội đua cùng ban tổ chức đã thống nhất việc sẽ sử dụng chiếc xe 2020 cho mùa giải 2021.

Khi mùa giải 2021 khởi tranh, các quy định phát triển xe sẽ trở lại bình thường. Như vậy các nhà sản xuất không nhượng quyền của MotoGP (Honda, Ducati, Yamaha và Suzuki) sẽ chỉ được cho phép nâng cấp khí động học lần duy nhất.

MotoGP ban hành quy định cấm phát triển xe năm 2020

MotoGP ban hành quy định cấm phát triển xe năm 2020

Các thể thức thấp hơn Moto2 và Moto3 sẽ bị "đóng băng" phát triển cho tới hết mùa giải 2021. Các đội sẽ được sử dụng các bộ phận và khung gầm của năm 2020 và 2019 cho 2021, nhưng mỗi đội sẽ không được FIM công nhận nhiều hơn 2 khung gầm.

Bên cạnh đó, Ducati cũng đưa ra phương án giảm số lượng xe cho mỗi tay đua từ 2 chỉ còn 1 xe để cắt giảm chi phí, nhưng đã bị 5 nhà sản xuất còn lại phản đối (4 NSX nói trên cùng Aprilia và KTM). Ducati mong muốn thể thức MotoGP sẽ tương tự như Moto2 và Moto3, với các tay đua không có xe dự phòng. 

Trưởng đội đua nước Ý Gigi Dall'lgna lấy dẫn chứng về Moto3 hay giải World Superbike rằng họ cũng chỉ có 1 xe, nhưng chất lượng của những cuộc đua vẫn ở mức cao. Ông luôn là một người không đồng ý giới hạn những phát triển xe nhưng tình hình hiện tại buộc tất cả phải chi tiêu ít đi.

Ý tưởng cắt giảm xe dữ trự của Ducati bị các NSX khác bác bỏ

Ý tưởng cắt giảm xe dữ trự của Ducati bị các NSX khác bác bỏ

Quản lý đội Yamaha, ông Massimo Meregalli trả lời trang Motorsport.com lại cho rằng ý tưởng trên lại sẽ mang lại nhiều vấn đề hơn là lợi ích cho các đội, trên khía cạnh đầu tư.

"Chắc chắn là năm nay sẽ không thể tổ chức 19 chặng đua, đó cũng là một cách tiết kiệm. Bạn có thể tính tới việc đến trường đua với ít nhân viên đội nhất có thể. Nhưng tôi không thích ý kiến chỉ có 1 chiếc xe như các thể thức dưới. Khả năng mất một phần, hoặc toàn bộ lượt chạy do gặp tai nạn sẽ gây ảnh hưởng lớn về mặt kỹ thuật cũng như khả năng trong cuộc đua."

Cuối cùng, khả năng tổ chức 2 cuộc đua trong cùng 1 cuối tuần đua đã bị bác bỏ khi Dorna Sports cho rằng nó không có tác dụng và hiệu quả gì cho giải đấu. CEO Carmelo Ezpeleta cho biết rằng các nhà tổ chức vốn đã đau đầu trong tình cảnh hiện tại, và họ sẽ không sẵn sàng trả phí để tổ chức 2 cuộc đua, cũng như là các đài truyền hình.

Khả năng tổ chức 2 cuộc đua trên cùng 1 đường đua cũng khó có thể xảy ra

Khả năng tổ chức 2 cuộc đua trên cùng 1 đường đua cũng khó có thể xảy ra

Giám đốc của Dorna, ông Manel Arroyo giải thích chi tiết hơn: "... cấu trúc hiện tại của giải đấu, các đội và chiếc xe của họ được thiết kế để tham dự cuộc đua kéo dài trong 45 phút vào Chủ nhật. Những thay đổi sẽ ảnh hưởng đến mặt kỹ thuật của xe, tất nhiên không phải là không thể, nhưng nó không đem lại lợi ích gì cho chúng tôi cả."

Arroyo đã tiết lộ thêm Dorna chưa có kế hoạch gì về lịch thi đấu mới trong năm nay. Một khi ngày bắt đầu chính xác được quyết đinh, khi đó mọi công đoạn khác mới được thực hiện. Lịch thi đấu mới phải trên tinh thần đúng quy chuẩn giải đấu, tiết kiệm chi phí và thuận tiện cho các đội đua. Họ sẽ có thời gian tới Giáng sinh hay thậm chí là đầu tháng 1 năm tới để hoàn thành mùa giải này.

Nguồn: [Link nguồn]

Đua xe F1 và MotoGP: Nguy cơ hủy mùa giải dần xuất hiện

(Tin đua xe F1) Ông Chase Carey và Liberty Media vẫn đang hy vọng có thể tổ chức ít nhất 15 chặng đua trong mùa giải 2020. Dù...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
Đua xe MotoGP Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN