Trận đấu nổi bật

coco-vs-magda
Dongfeng Voyah Wuhan Open
Coco Gauff
-
Magda Linette
-
aryna-vs-magdalena
Dongfeng Voyah Wuhan Open
Aryna Sabalenka
-
Magdalena Frech
-
jakub-vs-novak
Thượng Hải Masters
Jakub Mensik
-
Novak Djokovic
-
taylor-vs-david
Thượng Hải Masters
Taylor Fritz
-
David Goffin
-
qinwen-vs-jasmine
Dongfeng Voyah Wuhan Open
Qinwen Zheng
-
Jasmine Paolini
-

Chuyện rơi nước mắt về lực sỹ Quốc Toàn

Thật hiếm thấy có VĐV thể thao nào có hoàn cảnh đặc biệt như Quốc Toàn. Cha mắc bệnh hiểm nghèo mất sớm, mẹ ngày hai bữa tần tảo bên gánh hàng rong nuôi Toàn khôn lớn. Có lẽ, lúc đứng trên đỉnh cao của sự nghiệp chàng lực sĩ nghèo quê ở Đà thành vẫn khẳng định “Nghèo chính là động lực để tôi phấn đấu”.

Điểm tựa gia đình
 
Xuất sắc giành huy chương vàng ở hạng cân 56kg tại SEA Games 26 trên đất Indonesia, chính thức có tên trong danh sách tham dự Olympic 2012. Nhưng nói về hành trình gian nan đến với bộ môn cử tạ Quốc Toàn vẫn khẳng định, gia đình chính là điểm tựa, động lực lớn trong thi đấu.
 
Sinh ra và lớn lên trên đất Đà Thành nhưng tuổi thơ của Toàn không được êm đềm như các bạn cùng trang lứa khác. Nhà có 5 anh em, Toàn là con thứ 3 trong gia đình. Tai họa ập xuống gia đình Toàn khi người cha, chỗ dựa của gia đình qua đời vì bệnh ung thư phổi. Từ đó, cuộc sống của gia đình Toàn trông vào gánh hàng rong với tô bánh canh, ly sữa đậu nành của mẹ.
 
Hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến Quốc Toàn phải rời ghế nhà trường để lao vào kiếm tiền phụ mẹ trang trải nợ nần và nuôi các em học hành. Đang ở tuổi ăn tuổi học, nhưng những tháng ngày lao động vất vả với nghề phu đá thấm đẫm trong tâm hồn trẻ thơ của Toàn.  “Nó ham công tiếc việc lắm, đi làm cả ngày vất vả được 50 ngàn về đưa cho mẹ hết. Đi làm về vất vả nhưng không bao giờ chịu ngồi in trong nhà, tối lại chưa thấy mẹ về, Toàn lại lủi thủi ra phụ mẹ dọn dẹp và gánh hàng về cho mẹ”. Bà Nga mẹ Toàn chia sẻ.
 
Cuộc sống vất vả từ thủa ấu thơ, cái luôn tồn tại trong tâm trí của Toàn chính là mái ấm gia đình. Trong căn nhà chật hẹp chỉ hơn 20m2 thế nhưng không khí ra đình lúc nào cũng ấm áp và chan chứa tình yêu thương của mỗi thành viên. Cho dù trong lúc tập luyện hay thi đấu Toàn vẫn suy nghĩ về gia đình, hình ảnh người mẹ tần tảo gánh hàng rong sơm tối kiếm bữa cơm nuôi anh em Toàn khôn lớn luôn hiện về ký ước.

Dù phải luyện tập vất vả đến đâu, thi đấu khó khăn như thế nào đi nữa lực sỹ nghèo Quốc Toàn luôn lấy hình ảnh gia đình làm điểm tựa, phấn đấu và đạt thành tích cao ở các giải trong nước và Quốc tế.

Gian nan con đường đến với nghiệp cử tạ
 
Cái bóng của người anh, người đồng đội Hoàng Anh Tuấn và Thạch Kim Tuấn quá lớn ở bộ môn cử tạ nhưng với quyết tâm và bằng khát khao của bản thân, lực sĩ trẻ Quốc Toàn đã làm được và thực sự làm được nhiều hơn thế. Tấm guy chương vàng SEA Games 26 đã dẫn đường cho Quốc Toàn đến với sân chơi Olympic 2012, để tuột mất HCĐ trên đất London một cách đầy tiếc nuối. Nhưng ở sân chơi mang tầm quốc tế đây sẽ là bài học kinh nghiệm với VĐV trẻ như Toàn.
 
Trở về từ London, Quốc Toàn lao vào tập luyện để tham dự giải cử tạ VĐQG. Quốc Toàn một lần nữa khẳng định được sức mạnh của mình khi đứng cạnh hai “ông lớn” của môn cử tạ Việt Nam là Thạch Kim Tuấn và Hoàng Anh Tuấn. Với phong độ tuyệt vời lực sĩ trẻ người Đà Nẵng xuất sắc giành tấm HCV cử đẩy với thành tích với thành tích 153kg và HCV tổng cử với 278kg, trên đất Hải Phòng vừa mới khép lại ít ngày. Với những gì đang thể hiện, Toàn khẳng định mình sẽ sánh ngang và có thể làm được điều mà Á quân Olympic Hoàng Anh Tuấn đã làm được.
 
Tuy nhiên, ít ai biết trước khi trở thành một lực sĩ, một nhà vô địch. Cái nghiệp cử tạ gian nan vất vả với Trần Lê Quốc Toàn như thế nào. Thực chất thủa nhỏ Toàn mê đá bóng hơn làm lực sĩ. Trước khi bố chưa mắc bệnh hiểm nghèo qua đời, đi học về Toàn cùng các bạn trong xóm ra đầu ngõ xúm tụm, tranh nhau trái banh tối mọ mới về. Nhưng rồi tai họa ập xuống khi ba mất, các anh đi làm xa tất cả công việc trong nhà đều một tay “cậu ba” gánh vác (tên thân mật gia đình gọi Toàn - PV).
 
Nghe bạn bè bà con giới thiệu trên Trung tâm TDTT Đà Nẵng có lớp năng khiếu môn cử tạ. Hai mẹ con Toàn lọ mọ dậy từ 4 giờ sáng, lóc cóc đạp xe lên thành phố để đăng ký. May nắm thay ngay ở lần thi đầu tiên Quốc Toàn đã ghi đấu ấn trong mắt thầy Phan Văn Thiện bộ môn cử tạ ở trung tâm. Được nhận vào trung tâm, ngày hai bữa Toàn phải dậy sớm để đạp xe lên trung tâm tập luyện, tối lại về đỡ đần mẹ gánh hàng bán rong. Nhận biết được hoàn cảnh nhà mình khó khăn, tập luyện xong Toàn lại đạp xe về nhà ăn cơm, chiều 1h30 lại đạp xe lên trung tâm. Số tiền dư không ăn cơm tại trung tâm TDTT Đà Nẵng chỉ hơn 30 ngàn một ngày, có lẽ với đồng đội, bạn bè tại trung tâm nó là số tiền nhỏ. Nhưng với Toàn số tiền ít ỏi đó rất giá trị.
 
Một kỷ niệm không bao giờ quên, mà mỗi khi nhắc lại giọt nước mắt cứ lăn đều trên má Toàn:  “Em nhớ năm 2007 ở Hải Dương, em giành ngôi vô địch với phần thưởng 700 ngàn. Cầm số tiền đó em nghĩ đến lời dặn của cha đã mất là phải biết lo cho các em và có hiếu với mẹ. Cho dù số tiền đó không đáng là bao so với người khác nhưng đó chính là mồ hôi, nước mắt mà mình có được. Giờ đây ba không còn để nhìn thấy ngày con giành vinh quang”.
 
Có lẽ ở cái tuổi 23, con đường và sự nghiệp của Quốc Toàn vẫn đang rất rộng mỡ. Và, có lẽ câu chuyện về chàng phu đá giàu nghị lực để trở thành nhà vô địch như Toàn sẽ là tấm gương sáng cho mọi VĐV thể thao Việt Nam noi theo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Viên (baothethaovietnam.com.vn)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN