Trận đấu nổi bật

alize-vs-jessika
L'Open 35 de Saint Malo
Alize Cornet
2
Jessika Ponchet
1
taylor-vs-andrey
Mutua Madrid Open
Taylor Fritz
0
Andrey Rublev
2
felix-vs-jiri
Mutua Madrid Open
Felix Auger-Aliassime
0
Jiri Lehecka
0
iga-vs-aryna
Mutua Madrid Open
Iga Swiatek
-
Aryna Sabalenka
-

Chinlone – silami – cái chi chi?

Đoàn thể thao Myanmar tạm thời vươn lên đứng đầu bảng xếp hạng SEA Games, họ cũng là nước có được chiếc huy chương vàng đầu tiên ở kỳ đại hội này bằng môn chinlone, một môn thi đấu lạ đến mức đọc tên cho đúng cũng là cả một vấn đề.

Cho đến thời điểm này, chắc chẳng còn mấy ai mường tượng ra được các môn thể thao từng đưa vào đại hội thi đấu như arnis, kabaddi hay lawn bowls... nếu không được dịch ra tiếng Việt là môn võ gậy, bịt mắt bắt dê và bóng gỗ trên cỏ. Tất nhiên, nói nghe để dễ hình tượng thôi chứ luật chơi thì càng “mù tịt” hơn. Còn chinlone là môn tương tự như cầu mây, cách thi đấu là tưng trái cầu bằng các kỹ năng do người chơi tự sáng tạo và được chấm điểm. Tâng càng nhiều càng tốt, kỹ năng càng “quái” điểm càng cao. Vậy nhưng, đó là những môn đã từng được đưa vào các đại hội thể dục thể thao tương tự như môn chinlone mà nước chủ nhà Myanmar đã ép các quốc gia khác phải chấp nhận chơi cùng, khi thoả thuận đưa các môn thể thao khác vào đại hội.

Theo lời phía nhà tổ chức thì đây là môn chơi “thể thao đầy nghệ thuật” có lịch sử phát triển đến hơn 1.500 năm nay và đây là cơ hội để thế giới biết đến, còn có trên đời môn thể thao này. Đương nhiên, vì bảo tồn đến hơn 1.500 năm mà ít người biết đến nên Myanmar đương nhiên là vô đối. Việc họ có huy chương vàng đầu tiên chẳng có gì đáng ngạc nhiên, thậm chí nếu nhìn các đội khác tham dự cho đủ số lượng ít nhất một môn có ba quốc gia tham dự, nhiều người thốt lên rằng khoảng cách giữa Myanmar và các đội quá xa, phải trao cho họ huy chương kim cương mới đúng?!

Chinlone – silami – cái chi chi? - 1

Chinlone là môn tương tự như cầu mây, cách thi đấu là tâng trái cầu bằng các kỹ năng do người chơi tự sáng tạo và được chấm điểm 

Nhưng, nếu trách Myanmar là đang kéo SEA Games thành hội làng cũng không đúng bởi kỳ thật, đa phần các quốc gia trong khu vực đều muốn đưa môn lạ, môn độc của mình vào SEA Games. Việt Nam năm 2003 khi đăng cai SEA Games chẳng phải đã ấn môn lặn vòi hơi chân vịt vào đại hội để rồi thâu tóm huy chương, rồi lần đầu tiên và duy nhất cho đến nay đoạt ngôi vị nhất toàn đoàn đó thôi. Cũng ta chứ chẳng ai xa lạ, ở SEA Games diễn ra trên đất Indonesia, sau khi thoả hiệp sẽ cùng tham dự môn võ kempo lạ hoắc của Indonesia, bằng cách chuyển các võ sĩ Taekwondo sang, đã được nước bạn đồng ý đưa môn vovinam vào đại hội để “hốt huy chương” là gì.

Thôi thì, lấy lạ làm quen, lấy buồn làm vui. Cứ coi như mỗi dịp SEA Games ta lại biết thêm những môn thể thao xa lạ để mở mang tầm hiểu biết. Dù biết rằng, để biết thêm như thế, vài lần ta cũng phải lập đội tuyển khá tốn kém, vài lần ta lại nghe những lời oán trách đầy ngậm ngùi của các tuyển thủ bất đắc dĩ bỗng chốc vinh quang, bỗng chốc bị quên lãng.

Chinlone hay silami là cái chi chi thì kệ, nếu không quan tâm thì bạn cứ chờ xem những môn mà mình biết vậy. SEA Games vốn dĩ nó thế mà, phần hội mới là chính, còn hội làng hay hội gì thì tuỳ vào cảm nhận mọi người thôi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thảo Du (sgtt.vn)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN