Chấn động hậu SEA Games: 1 HCV dính doping, Malaysia sốc nặng

Sự kiện: SEA Games 32

(Tin thể thao - Tin SEA Games) Nền thể thao và giới truyền thông Malaysia đang trải qua một cú sốc thực sự sau khi thông tin 1 VĐV nước chủ nhà SEA Games dương tính với doping được công bố.

SEA Games 29 khép lại vào cuối tháng 8, những thông tin về Đại hội thể thao lớn nhất Đông Nam Á đã lắng xuống. Dù vậy thông tin về scandal doping vừa được công bố cách đây chưa lâu vẫn khiến làng thể thao khu vực rúng động.

Tờ The Star (Malaysia), trích dẫn lời người đứng đầu Ủy ban Y tế và chống doping của Kuala Lumpur ông Datuk Dr SS Cheema cho hay 3 VĐV, trong đó có 1 thành viên thuộc đoàn chủ nhà Malaysia dương tính với doping.

Chấn động hậu SEA Games: 1 HCV dính doping, Malaysia sốc nặng - 1

Scandal doping ở SEA Games khiến làng thể thao Malaysia và Đông Nam Á bàng hoàng

Scandal này vô tình khiến mọi hy vọng về một kỳ SEA Games không bị "vấy bẩn" bởi chất cấm của đoàn thể thao Malaysia coi như phá sản bởi trước đó, nước chủ nhà áp dụng rất nhiều biện pháp kiểm tra doping nghiêm ngặt với các VĐV.

Hội đồng Thể thao Quốc gia của Malaysia (NSC) và Học viện Thể thao Quốc gia (NSI) đã rất sốc khi hay tin một nhà vô địch giành HCV SEA Games của Malaysia là một trong số 3 VĐV dính chất cấm, bởi họ khẳng định đã kiểm tra 80% các VĐV nước này trước khi dự SEA Games. 

Thậm chí, ông Datuk SS-Cheema cũng tự tin tuyên bố: "Chúng tôi đã làm tất cả những gì có thể để cánh báo với các vận động viên của chúng tôi thông qua Uỷ ban Olympic quốc gia của (NOC), nhưng chúng tôi không kiểm soát được các nước khác".

Ngay sau scandal, tờ The Star đã thẳng thắn vạch trần thực trạng đáng buồn của nền thể thao Malaysia khiến tất cả phải sốc nặng qua bài viết có tiêu đề “Khi nào những VĐV Malaysia mới học được bài học?”: Từ năm 1996, đã có tới 14 trường hợp dính doping, bao gồm cả những VĐV hàng đầu thế giới như huyền thoại cầu lông Lee Chong Wei (bị phát hiện dùng doping vào tháng 9/2016 và bị cấm 8 tháng), nhà vô địch thể hình Sazali Samad (tháng 9/2015, cấm 4 năm).

“Trái tim của chúng ta luôn hướng về những VĐV, nhưng họ lại không cảm thấy điều đó. Sau những tấm gương bị hủy hoại sự nghiệp vì doping như Tai Cheau Xuen, Lee Chong Wei hay Sazali Samad, phải chăng họ chẳngrút ra được bài học gì ư?", trích đoạn bài viết.

Chấn động hậu SEA Games: 1 HCV dính doping, Malaysia sốc nặng - 2

Từ năm 1996, thể thao Malaysia chứng kiến 14 trường hợp VĐV đỉnh cao dính doping

Từ những tấm gương trong quá khứ, The Star đặt ra những câu hỏi mà những người làm thể thao Malaysia lẫn Đông Nam Á trăn trở liên quan tới vấn nạn doping: "Ngày nay, các giải thể thao tầm cỡ quốc tế, bao gồm SEA Games đều có hình thức kiểm tra doping nghiêm ngặt, với trang thiết bị hiện đại. Bất kỳ VĐV nào được đầu tư trọng điểm theo chương trình quốc gia, đặc biệt là những người giành thành tích cao đều biết rằng gian lận là điều bất khả thi.

Những trường hợp dính doping vì lí do thiếu hiểu biết chẳng khác nào một nỗi hổ thẹn. Trên hết, nỗi sợ lớn hơn cả là vẫn còn những sự vụ tương tự xảy ra trong tương lai!". 

Chấn động hậu SEA Games: 3 VĐV dính doping, 1 HCV có chất cấm

Tin dữ với người Malaysia, trong số 3 VĐV dính chất cấm có 1 VĐV của chủ nhà SEA Games 29.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Anh (tổng hợp) ([Tên nguồn])
SEA Games 32 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN