Trận đấu nổi bật

joao-vs-radu
Tiriac Open
Joao Fonseca
-
Radu Albot
-
marta-vs-laura
Porsche Tennis Grand Prix
Marta Kostyuk
2
Laura Siegemund
1
taylor-vs-alejandro
BMW Open
Taylor Fritz
-
Alejandro Moro Canas
-
lorenzo-vs-roberto
Barcelona Open Banc Sabadell
Lorenzo Musetti
0
Roberto Carballes Baena
2
alex-vs-rafael
Barcelona Open Banc Sabadell
Alex De Minaur
2
Rafael Nadal
0
sebastian-vs-stefanos
Barcelona Open Banc Sabadell
Sebastian Ofner
0
Stefanos Tsitsipas
2

Ánh Viên & chuyện chưa nhiều người biết (Kỳ 1)

Ít ai biết rằng kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên (17 tuổi) phá vỡ nhiều kỷ lục môn bơi lội, vận động viên xuất sắc nhất của thể thao Việt Nam tại SEA Games 27 có một tuổi thơ rất đỗi bình dị gắn với gia đình và vùng quê nghèo khó giữa miền sông nước Cửu Long.

Huấn luyện viên đầu tiên

Một sáng cuối năm 2013, chúng tôi đến chợ Miễu Ông, xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, chứng kiến cảnh nhiều người bán hàng lẫn người mua bàn tán xôn xao về cô bé có biệt danh “rái cá” lội giỏi nhất vùng ngày nào giờ đã làm rạng danh quê hương, đất nước tại kỳ SEA games 27 mới đây. Nhiều người hâm mộ còn tình nguyện dẫn chúng tôi vượt quãng đường gần 3 km từ chợ Miễu Ông đến tận nhà cô bé “rái cá” ở tận rạch Ba Cao. Đây là một ngôi làng nhỏ nằm bên con rạch Ba Cao hiền hòa, cư dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp…

Đến nhà “cô bé rái cá”, chúng tôi gặp lão nông Nguyễn Văn Tới đang nằm trên chiếc võng mắc vào thân 2 cây cao bên hiên nhà chăm chú nghe chương trình thể thao phân tích, bình luận về kết quả thi đấu của đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 27, đặc biệt là thông tin về cô cháu nội yêu quý của mình là vận động viên Nguyễn Thị Ánh Viên. Thấy khách tới nhà, ông Tới lởi xởi ra mở cửa, mời vào nhà uống nước trà và rất vui khi biết cháu nội mình được nhiều người hỏi han.

Ánh Viên & chuyện chưa nhiều người biết (Kỳ 1) - 1

Ông nội và là “HLV” đầu tiên của Ánh Viên

Trong căn nhà cấp 4 đơn sơ, trên tường treo đầy những bằng khen, giấy khen về thành tích của Ánh Viên, đứa cháu nội thân yêu của ông Tới, vận động viên “vàng” của làng thể thao Việt Nam. Đôi mắt ông đã mờ, khuôn mặt đầy nếp nhăn theo tuổi già nhưng vẫn ánh lên niềm hãnh diện, tự hào.

Uống ly trà quạo, ông có vẻ rất vui khi nhớ về thời thơ ấu của đứa cháu nội cưng. Ông Tới kể: “Con bé sinh ra và lớn lên giữa vùng sông nước. Khi nó lên 4-5 tuổi, rất hiếu động, thích nghịch nước. Lúc đó tôi cũng hơi lớn tuổi rồi, sống chung với vợ chồng con trai út tên Nguyễn Văn Tác-Nguyễn Thị Ánh Hồng (cùng 39 tuổi, là ba-mẹ Ánh Viên) nên có thời giờ chơi với cháu nội. Cũng như nhiều người dân ở đây sợ trẻ con chết đuối, cháu nội mình rất thích nghịch nước nên tôi quyết định tập lội (bơi) cho nó tại con rạch Ba Cao trước nhà”.

Ánh Viên & chuyện chưa nhiều người biết (Kỳ 1) - 2

Cha Ánh Viên là một nông dân chính hiệu, suốt ngày lo việc đồng áng

“Dù rất mê nghịch nước, nhưng khi bồng nó xuống rạch tập lội, nó sợ co hết tay chân, không cử động được và kiên quyết đòi lên bờ”, ông Tới nhớ lại. Tuy nhiên, bằng sự kiên trì, bền bỉ của một lão nông, sau hơn 1 tuần thì cháu nội ông đã có thể tự bơi được vài ba mét. “Cả nhà ai cũng sướng rân, nhất là cha mẹ nó. Vậy là nỗi lo cô bé sẩy chân bị chết chìm (chết đuối) không còn ám ảnh trong đầu những người lớn trong nhà”, ông Tới nói.

Ngày qua ngày, khi có thời gian rảnh là ông Tới ra sông tập bơi để cho cháu nội ngày càng nhanh lẹ, bền bỉ hơn. Dần dần theo thời gian, khả năng, năng khiếu bơi lội của Ánh Viên được phát huy, phát triển rất nhanh, khiến nhiều người hết sức ngạc nhiên…  

Ánh Viên & chuyện chưa nhiều người biết (Kỳ 1) - 3

Ánh Viên bên bộ sưu tập những thành tích bơi lội

Bén duyên thể thao chuyên nghiệp

Có năng khiếu bơi được phát huy từ nhỏ, năm học lớp 5, Ánh Viên nằm trong đội tuyển của trường chọn đi thi đấu tại Hội khỏe Phù Đổng (HKPĐ) cấp huyện Phong Điền. Vì giành được vị trí hàng đầu nên cô bé “rái cá” Ánh Viên được chọn vào thi đấu tại HKPĐ cấp thành phố và tiếp tục giành vị trí thứ nhất. Thời gian này, đội tuyển bơi lội của Trung tâm TDTT Quốc Phòng 4 (Quân khu 9) vừa mới thành lập.

Trung tâm đã cử các tuyển trạch viên đi khắp nơi để tìm kiếm tài năng trẻ về đào tạo. Rất may mắn, Ánh Viên và các tuyển trạch viên đã gặp nhau và đương nhiên cô bé lọt vào “tầm ngắm” của họ. Và cuộc sống của Ánh Viên đã rẽ sang một chương mới theo con đường VĐV thể thao chuyên nghiệp.

Tại SEA Games 27, Ánh Viên đăng ký thi đấu 8 cự ly và giành được 3 HCV, 2 HCB và 1 HCĐ. Đặc biệt, ở nội dung 200 m ngửa nữ, với thành tích 2 phút 14 giây 80, Ánh Viên đã phá kỷ lục cũ là 2 phút 15 giây 73 của VĐV Indonesia. Còn ở nội dung 400 mét hỗn hợp nữ, với thành tích 4 phút 46 giây 16, Ánh Viên đã phá kỷ lục 4 phút 50 giây 88 của VĐV Thái Lan. Tính từ năm 2007 đến tháng 8/2013 (trước SEA games), Ánh Viên đã giành được 142 huy chương tại tất cả các giải đấu trong và ngoài nước, trong đó có 78 HCV, 46 HCB và 18 HCĐ…

* Từ lúc được phát hiện đến khi đào tạo để thành tài, “kình ngư” Ánh Viên đã trải qua nhiều nỗi niềm riêng. Mời các bạn đón đọc Ánh Viên & chuyện chưa nhiều người biết (Kỳ 2) vào lúc 7h sáng thứ Sáu 3/1.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Cửu Long ([Tên nguồn])
Hiện tượng kình ngư Ánh Viên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN