Tập đoàn Trung Quốc muốn làm tàu điện ngầm ở Việt Nam

Sự kiện: Kinh Doanh

Thứ trưởng Bộ Giao thông cho biết hoan nghênh và kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước trong đó có tập đoàn Trung Quốc này tham gia đầu tư vào các dự án giao thông của Việt Nam.

Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông, ông Trần Hiểu Hoa - Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề quốc tế Tập đoàn Cát Châu Bá, Trung Quốc (CGGC) bày tỏ nguyện vọng đầu tư vào một số tuyến đường cao tốc, đường sắt đô thị, tàu điện ngầm tại Việt Nam.

Theo vị đại diện CGGC, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển ổn định, điều này tăng niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là lý do được đưa ra để khẳng định mong muốn đầu tư của tập đoàn này vào giao thông Việt Nam.

Tập đoàn Trung Quốc muốn làm tàu điện ngầm ở Việt Nam - 1

Tập đoàn Trung Quốc muốn làm đường sắt trên cao và tàu điện ngầm ở Việt Nam

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, thời gian qua đã có một số doanh nghiệp của Trung Quốc trúng thầu và tham gia thi công các công trình giao thông của Việt Nam.

“Việt Nam đang tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, coi việc phát triển cơ sở hạ tầng là 1 trong 3 khâu đột phát chiến lược, tuy nhiên nguồn vốn hạn chế. Chính phủ Việt Nam hoan nghênh và kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước trong đó có CGGC với những thế mạnh của mình, tham gia đầu tư vào các dự án giao thông của Việt Nam theo hình thức PPP hoặc nhận thầu thi công công trình”, Thứ trưởng nói.

Về các dự án cụ thể, Thứ trưởng đề nghị CGGC làm việc trực tiếp với các cơ quan liên quan của Bộ GTVT  như Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Kế hoạch Đầu tư, PPP, Cục Đường sắt Việt Nam, Ban quản lý dự án đường sắt…để được cung cấp thông tin về các dự án. Trên cơ sở đó, các bên nghiên cứu, lựa chọn đề xuất các dự án mong muốn được tham gia để bộ GTVT xem xét và trao đổi cụ thể.

CGGC là doanh nghiệp xây lắp quốc doanh của Trung Quốc, trong top 50 nhà thấu quốc tế lớn nhất. Tập đoàn này 99 chi nhánh ở nước ngoài, tham gia thiết kế thi công, đầu tư, vận hành các dự án công trình năng lượng như đường cao tốc, đường sắt, cầu cống, sân bay, bến cảng, thủy lợi, thủy điện…

Năm 2015, một số công ty con của Tập đoàn này từng bị Ngân hàng thế giới (World Bank) cấm tham gia các dự án trong thời gian 18 tháng vì những hành vi sai trái gây ảnh hưởng đến việc bảo tồn nguồn nước, phục hồi đất và quản lý lũ lụt khi thực hiện 3 dự án do World Bank tài trợ tại Trung Quốc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Infonet
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN