Tại sao Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay?

Dù từng hứng chịu khủng hoảng kinh tế, Mỹ vẫn là đất nước thống trị nền kinh tế toàn cầu.

Trở về một thập kỷ trước, nền kinh tế Mỹ có vẻ như đã đi xuống. Khủng hoảng tài chính trở nên đỉnh điểm khi các ngân hàng Mỹ cho vay tùy tiện và liều lĩnh. Các quốc gia nhóm BRIC gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc thì công nghiệp hóa rất nhanh nhờ dân số đông. Đồng euro thách thức vị trí của đồng đô-la trên thị trường tiền tệ, và các nhà đầu tư đổ tiền vào các thị trường đa dạng hơn. Nếu thế kỷ 20 được coi là kỷ nguyên của nước Mỹ, thì nền kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 được dự đoán là sẽ đa dạng hơn.

Tuy nhiên điều này lại không xảy ra. Theo Bespoke, Mỹ hiện nay chiếm 39,8% tổng vốn hóa thị trường chứng khoán, so với 34,2% vào năm 2008, mặc dù Mỹ chỉ chiếm dưới 20% tổng GDP toàn cầu, so với 40% từ 50 năm trước. Trong khi tất cả các nước đều đang muốn chiếm một phần lớn trong tỷ lệ sản lượng toàn cầu, Phố Wall vẫn giữ vị thế quan trọng ở thị trường chứng khoán.

Đây là điều không có nước nào làm được. Nhật Bản chỉ chiếm 7,8% vốn hóa thị trường toàn cầu, thậm chí kể cả sau một năm đáng mừng của thị trường Tokyo. Con số này đã bị giảm đi so với 9,9% từ một thập kỷ trước. Vương Quốc Anh cũng giảm từ 6,5% xuống 4,4%, một con số không đáng ngạc nhiên bởi sự lao dốc của chỉ số FTSE, trong khi Pháp giảm từ 4,5% xuống 3,1%. Đức có thể là nền công nghiệp lớn nhất châu Âu, nhưng thị trường chứng khoán ở đây thì không hề ấn tượng với 2,8%, chỉ bằng 1/15 lần so với Mỹ.

Đáng chú ý, Trung Quốc là thị trường đang phát triển rất nhanh. Hồng Kông (Trung Quốc) hiện chiếm 6,8% vốn hóa thị trường toàn cầu (gấp 2 lần so với Đức dù dân số chỉ có 7,3 triệu người), trong khi Trung Quốc đại lục hiện chiếm 7,5%, gần bằng Nhật Bản. Chỉ vài năm nữa thôi, Trung Quốc có lẽ sẽ đứng vị trí thứ hai. Con số của Ấn Độ có tăng nhẹ, nhưng vẫn chỉ chiếm 2,7%, một con số rất nhỏ. Hai quốc gia nhóm BRIC còn lại là Nga và Brazil đều đang giảm mạnh trên thị trường chứng khoán, mỗi nước chỉ chiếm khoảng 1%.

Tại sao Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay? - 1

 Nước Mỹ vẫn dẫn đầu kinh tế toàn cầu

Tuy nhiên, Mỹ vẫn thống trị kinh tế không phải chỉ nhờ thị trường chứng khoán. Đồng đô-la vẫn chiếm hơn 60% tổng dự trữ tiền tệ, và vẫn dẫn đầu về giao dịch tiền tệ quốc tế. Trong khi đó, Mỹ đang tăng trưởng xa hơn tất cả các nước phát triển khác với tỷ lệ 3,5%/năm.

Ngoài ra, sự thành công của các công ty công nghệ cũng giúp Mỹ luôn giữ vững vị thế. Hai gã khổng lồ Amazon và Apple giúp sản sinh rất nhiều vốn hóa thị trường chứng khoán. Hơn nữa, trong suốt thập kỷ qua, Mỹ đã tìm lại được cảm hứng khởi nghiệp. Mỹ phục hồi từ suy thoái kinh tế nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào, và những nhà đầu tư ngày càng khôn ngoan hơn trong việc khai thác sức mạnh internet để đi trước các đối thủ kinh doanh ở các nước khác. Chính sách thay đổi thuế của tổng thống Mỹ Donald Trump có vẻ như đã thúc đẩy tăng trưởng mạnh hơn. Trong khi đó, hầu hết châu Âu vẫn trì trệ, còn Nga và Brazil thì không phát huy hết khả năng của mình.

Có hai điểm quan trọng cho các nhà đầu tư. Thứ nhất, Mỹ vẫn thống trị thị trường chứng khoán toàn cầu. Mọi hoạt động tại Phố Wall sẽ tác động lên toàn thế giới. Thứ hai, thách thức thực sự đến từ Trung Quốc. Trung Quốc đang tăng trưởng rất ấn tượng, nhưng vẫn chưa có tầm ảnh hưởng mạnh đến thị trường chứng khoán toàn cầu. Quốc gia này hiện chiếm 18% GDP toàn cầu, và có thể sẽ đuổi kịp Mỹ rất nhanh, nhưng thị trường chứng khoán Thượng Hải còn cách rất xa New York. Chỉ duy nhất nước Mỹ mới có thể quyết định đến lợi nhuận toàn cầu. Và hiện tại điều đó đúng hơn bao giờ hết.

Nền kinh tế Trung Quốc có tăng trưởng thấp kỷ lục 10 năm qua, lý do là gì?

Chiến tranh thương mại với Mỹ không phải là nguyên nhân duy nhất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Phương (Theo Moneyweek) ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN