DN nhà nước phải công khai mức tiền lương

Đây là một trong những yêu cầu tại Dự thảo thông tư hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương, chế độ phụ cấp đối với người lao động trong các công ty nhà nước, do Bộ LĐ-TB-XH xây dựng.

Theo đó, các mức lương trong thang, bảng lương phải được thiết kế theo vi trí chức danh, công việc hoặc nhóm chức danh, công việc và quy định bằng mức tiền bảo đảm không thấp hơn mức lương trong thang bảng lương cũ.

Ngoài ra, khi xây dựng thang, bảng lương, DN cũng phải rà soát, xác định các vị trí chức danh, công việc quan trọng, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh cần sử dụng những người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, người giỏi để thiết kế các mức tiền lương thỏa đáng.

Theo ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, trước đây, thang bảng lương tại DN nhà nước chỉ quy định phải nêu cụ thể về hệ số, cấp bậc lương của người lao động. Chính vì thế, cơ quan quản lý rất khó xác định doanh nghiệp lấy mức lương tối thiểu hay mức lương thực tế để đóng bảo hiểm cho người lao động.

“Thang, bảng lương phải trở thành thước đo tiến độ, trả lương theo đúng vị trí việc làm, chức danh ngành nghề. Việc quy định mức tiền lương trong thang, bảng lương nhằm mục đích làm căn cứ để đóng bảo hiểm chính xác cho người lao động. Tuy nhiên để thực hiện điều này quả là rất khó nhất là trong tình hình hiện nay”, Thứ trưởng Huân nói.

Dự thảo cũng đưa ra 2 phương án về cách xây dựng thang , bảng lương và chuyển xếp lương để lấy ý kiến của DN. Phương án 1, Bộ LĐ-TB-XH sẽ quy định thêm khung tối đa-tối thiểu để DN tự xây dựng thang bảng lương cho mình; phương án 2 : thay vì áp khung cứng về mức lương, Bộ sẽ ban hành một số thang bảng lương mẫu kèm theo nguyên tắc áp dụng để DN tham khảo khi xây dựng.

Tại buổi lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo ngày 11/4, đa phần đại diện các DN, tập đoàn nhà nước đều nghiêng về phương án 2 để được chủ động xây thang bảng lương cho mình. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuyết Mai ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN