Con dâu, con rể nước ngoài cũng phải công bố thông tin?
Thực tế đã có nhiều trường hợp công ty chứng khoán phá sản và nhà đầu tư bị vạ lây không thể lấy lại tiền trong tài khoản.
Tại hội thảo góp ý về Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi vừa tổ chức tại TP.HCM, nhiều công ty chứng khoán tỏ ra lo lắng về điều khoản quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán.
Theo dự thảo, các công ty chứng khoán là thành viên của sở giao dịch chứng khoán phải đóng góp một số tiền vào quỹ này để hoàn trả một phần cho nhà đầu tư trong trường hợp một công ty chứng khoán nào đó mất khả năng hoàn trả tài sản của nhà đầu tư đã nhận quản lý hoặc phá sản.
Đây là hình thức bảo vệ nhà đầu tư, vì đã có nhiều trường hợp công ty chứng khoán phá sản và nhà đầu tư bị vạ lây không thể lấy lại tiền trong tài khoản.
Hình minh họa
Tuy nhiên, nhiều công ty chứng khoán cho rằng điều này gây gánh nặng kinh doanh khi phải tăng thêm chi phí. Một chuyên gia chứng khoán cho rằng đây là ý tưởng tốt đẹp, hình thành lớp bảo vệ cho nhà đầu tư tránh bị mất tiền oan. Nhưng tạo ra một quỹ chung và bắt công ty chứng khoán xây dựng lên quỹ này thì lại có khi tạo ra rủi ro đạo đức. Vì các công ty chứng khoán có thể kinh doanh bất chấp vì trong trường hợp phá sản thì có quỹ này chi trả cho khách hàng.
"Ngoài ra, quỹ quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán đang làm quá phần việc của quy định về việc phá sản công ty" - vị chuyên gia này cho biết.
Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho biết sau khi quỹ được thành lập sẽ xem xét mức đóng quỹ. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng việc sở giao dịch chứng khóa phụ trách quỹ này là hợp cho Sở Giao dịch Chứng khoán là hợp lý nhưng cơ chế chi trả sẽ theo luật định.
Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi cũng định chặt chẽ hơn về người có liên quan bao gồm cá nhân và con dâu, con rể, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu… của cá nhân cũng thuộc đối tượng là người có liên quan, tức phải công bố thông tin. Mục đích nhằm minh bạch thông tin, kiểm soát chặt chẽ rủi ro nội gián...
Tuy nhiên, Công ty chứng khoán SSI kiến nghị nên thu hẹp các đối tượng được xem là “người có liên quan” sẽ không bao gồm con dâu, con rể, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu...
Một số ý kiến đặt vấn đề quy định "Người có liên quan" bao gồm con dâu con rể, tức bao hàm con dâu con rể nước ngoài, thậm chí là người nước ngoài định cư ở nước ngoài thì những thành viên này mua cổ phiếu sẽ bị phạt. Do vậy nên cân nhắc và khi bổ sung thêm đối tượng em rể, em dâu thì quy định như vậy quá rộng và quá phiền. “Quy định người có liên quan…, vậy liệu "bố mẹ vợ" có được hiểu là người có liên quan đối với "con dâu, con rể" hay không?