40 ngày hồi sinh thần kỳ từ bờ vực phá sản của hãng xe hàng đầu thế giới

Phá sản trong cuộc khủng tài chính, General Motors chỉ mất 1 năm để vực dậy và trở lại vị trí dẫn đầu ngành công nghiệp xe hơi thế giới.

General Motors (GM) - hãng sản xuất ô tô lớn nhất thế giới chính thức nộp đơn phá sản trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009, nhưng hãng chỉ mất 40 ngày để thoát phá sản. Ngay năm tiếp theo, GM bắt đầu làm ăn có lãi trở lại và chỉ 3 năm sau, GM lấy lại danh hiệu hãng ô tô lớn nhất thế giới.

40 ngày hồi sinh thần kỳ từ bờ vực phá sản của hãng xe hàng đầu thế giới - 1

Chủ tịch Dan Ammann, CEO Mary Barra và Phó chủ tịch điều hành Mark Reuss (từ trái qua) đã vực dậy một General Motors phá sản và trở lại đường đua ngành giao thông vận tải

Hiện tại, GM đang có hàng tỷ USD lợi nhuận và chuẩn bị tung ra 20 chiếc xe điện mới vào năm 2023.

Sự hồi sinh của GM có đóng góp rất lớn của bộ máy lãnh đạo: Phó chủ tịch điều hành Mark Reuss, CEO Mary Barra, Chủ tịch Dan Ammann với những triết lý kinh doanh mới.

Một đội ngũ quản lý tuyệt vời

GM đã được dẫn dắt kể từ năm 2014 bởi Barra, người phụ nữ đầu tiên điều hành một hãng ô tô lớn. Barra, 56 tuổi, và Reuss, 55 tuổi, đều là những người trưởng thành từ GM. Cô gia nhập GM vào năm 1980 còn Reuss trở thành sinh viên thực tập sinh năm 1983. Ammann dường như là người mới nhất nhưng niềm đam mê của anh đối với ngành ô tô vô cùng mạnh mẽ. 3 cá tính hoàn toàn khác nhau kết hợp tạo nên một GM vững mạnh: Amman đại diện cho kiến thức chuyên sâu, Reuss là người truyền cảm hứng và Barra hiện thân cho hình ảnh GM mới của thời kỳ hậu sản phá sản.

40 ngày hồi sinh thần kỳ từ bờ vực phá sản của hãng xe hàng đầu thế giới - 2

 Mark Reuss, Mary Barra, Dan Ammann và cựu giám đốc tài chính (CFO) Chuck Stevens.

Cuộc Đại suy thoái khiến ngành công nghiệp ô tô Mỹ quay cuồng. Doanh số bán xe hàng năm trong năm 2009 giảm xuống mức đáng kinh ngạc 10 triệu USD, sự sụt giảm đáng lo ngại cho một thị trường từng đạt đỉnh trên 17 triệu trong những năm trước. Nhiều thương hiệu phải xin gói cứu trợ hoặc sáp nhập với công ty khác. Ford chủ động thế chấp công ty để huy động 24 tỷ USD, nhưng giá trị cổ phiếu của nó giảm xuống dưới 2 USD.

40 ngày hồi sinh thần kỳ từ bờ vực phá sản của hãng xe hàng đầu thế giới - 3

"Khi có vấn đề, chúng tôi sẽ nhanh chóng ngồi xuống để nói về nó. Chúng tôi đưa ra quyết định tốt hơn nhờ những cuộc tranh luận và phân tích phong phú", Reuss chia sẻ

CEO GM khi đó là Rick Wagoner đã bị Tổng thống Barack Obama sa thải vì vị CEO này đã mắc nhiều sai lầm trong quá trình lãnh đạo hãng xe, đồng thời chưa đủ nỗ lực để GM ra khỏi cuộc khủng hoảng. Không được chính phủ Mỹ cấp vốn vay, GM đứng trước hai lựa chọn: một là tái cơ cấu thành công và nếu không làm được điều đó, hãng xe phải nộp đơn xin phá sản. Nhưng Barra, Ammann và Reuss không hoảng sợ. "Những năm đó đã tạo nên một nền tảng vững chắc, khi chúng tôi làm việc cùng nhau như những người bạn," Ammann nhớ lại. "Chúng tôi tiếp quản các vị trí và bắt đầu thay đổi. Chúng tôi học được nơi chúng tôi có thể kiếm tiền và nơi nào không. GM cũng sắp xếp lại tài chính nội bộ hợp lý hơn”, Ammann chia sẻ.

Xây dựng văn hóa tin tưởng

Khái niệm cốt lõi cho cả ba giám đốc điều hành là sự tin tưởng, được xây dựng trên sự tôn trọng lẫn nhau mà Barra gọi là "tận dụng sự đa dạng của tư tưởng". Điều đó rất quan trọng vì quy mô GM là rất lớn; nó kết hợp giữa sản xuất, tài chính và công nghệ, do đó, nó luôn đối mặt với những vấn đề phức tạp. Điều đó đòi hỏi sự giao tiếp thường xuyên.

"Nếu tất cả đang ở văn phòng, chúng tôi sẽ nói chuyện nhiều lần trong ngày. Còn nếu chúng tôi đang đi du lịch, chúng tôi sẽ trao đổi nhiều lần vào cuối tuần. Chúng tôi xem xét mọi thứ từ nhiều khía cạnh và đưa ra quyết định tốt hơn", Barra nói.

40 ngày hồi sinh thần kỳ từ bờ vực phá sản của hãng xe hàng đầu thế giới - 4

Những năm khó khăn đã tạo nên một nền tảng vững chắc, khi ban lãnh đạo làm việc cùng nhau như những người bạn

Barra có sự tôn trọng to lớn đối với kiến ​​thức ô tô sâu rộng của Reuss và coi Reuss là linh hồn của công ty. Cô ngưỡng mộ khả năng học hỏi nhanh của Ammann khi chỉ trong 8 năm, anh thấu hiểu công việc như thể đã ở GM trong nhiều thập kỷ.

40 ngày hồi sinh thần kỳ từ bờ vực phá sản của hãng xe hàng đầu thế giới - 5

Barra và Reuss ra mắt dòng Chevy Bolt ở Detroit

Trong suốt một thế kỷ, GM được ca ngợi khiến suy nghĩ rằng công ty có thể sụp đổ là điều không thể. Nhưng rồi nó đã xảy ra. Và Barra, Ammann, Reuss đã chứng minh rằng trong tình cảnh khó khăn nhất, cơ hội vẫn luôn tồn tại.

Steve Jobs đã hồi sinh Apple như thế nào?

Một trong những người có công lớn nhất trong việc hồi sinh và đưa Apple từ vũng bùn lên tới đỉnh vinh quang chính là Steve...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Mai (Theo BI) ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN