Tư vấn trực tuyến ngày 11/6: Chóng mặt - phải làm gì?

9h ngày 11/6, PGS.TS Nguyễn Trọng Hưng - giảng viên cao cấp bộ môn thần kinh trường ĐH Y Hà Nội sẽ tư vấn cho độc giả biết được cần làm gì khi bị chóng mặt.

PGS.TS Nguyễn Trọng Hưng - Giảng viên cao cấp bộ môn thần kinh trường Đại học Y Hà Nội, Giám đốc trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến bệnh viện Lão khoa TW cho biết, chứng chóng mặt là cảm giác xung quanh quay cuồng, không thể đứng vững, kèm theo cảm giác buồn nôn, người mệt lả. Chứng này thường diễn biến thành cơn, ngắn là vài phút, dài là một vài ngày hoặc hàng tuần.

Những nguyên nhân chính dẫn đến chứng chóng mặt

Chóng mặt do rối loạn tiền đình ngoại biên: Tiền đình là một bộ phận nằm phía sau ốc tai, đóng vai trò duy trì sự cân bằng các hoạt động của cơ thể như di chuyển, nằm, đứng, cúi xuống hay xoay người. Nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình ngoại biên: người bị bệnh lý ở tai trong, viêm tai xương, bị thắt động mạch cột sống, người sử dụng bia rượu nhiều... 

Tư vấn trực tuyến ngày 11/6: Chóng mặt - phải làm gì? - 1

Các cơn chóng mặt làm giảm chất lượng cuộc sống (ảnh minh họa)

Các cơn chóng mặt do rối loạn tiền đình ngoại biên xảy ra nhanh, khi người mắc thay đổi tư thế hoặc khi mới ngủ dậy. Sau vài phút thì dấu hiệu chóng mặt biến mất. Đối với những trường hợp nặng, chứng chóng mặt có thể đi kèm các biểu hiện như: ù tai trái, nôn ói, đau đầu dữ dội, mệt mỏi.  

Chóng mặt do rối loạn tiền đình trung ương: Đây là bệnh lý thường gặp với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh có biểu hiện chóng mặt, mất thăng bằng. Bác sĩ giải thích, động mạch mang máu đến nuôi não bị ngưng trệ bởi tình trạng xơ mỡ động mạch, hạ huyết áp, thoái hoá cột sống cổ làm chèn ép mạch máu. 

Chóng mặt lành tính do tư thế: Xảy ra do nhiễm trùng hoặc những rối loạn khác của tai trong hay chấn thương đầu trước đó. Các cơn chóng mặt thường thoáng qua chứ không kéo dài, thường tự khỏi. 

Ngoài ra, chứng chóng mặt còn xuất hiện khi cơ thể bị dị ứng, cảm cúm, cảm lạnh, tiêu chảy, lo lắng và căng thẳng.

Tư vấn trực tuyến ngày 11/6: Chóng mặt - phải làm gì? - 2

PGS.TS Nguyễn Trọng Hưng - giảng viên cao cấp bộ môn thần kinh trường ĐH Y Hà Nội

Hậu quả và cách khắc phục chứng chóng mặt

Chóng mặt ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là mắt và tai, làm giảm chất lượng cuộc sống, có thể gây ngất xỉu, gây tai nạn khi tham gia giao thông.   

Bác sĩ cho rằng, để khắc phục hiệu quả các cơn chóng mặt, người bệnh có thể luyện tập, phục hồi chức năng tiền đình kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng. Các biện pháp luyện tập phục hồi chức năng tiền đình gồm yoga, khí công. Người mắc chứng này nên giữ tinh thần thanh thản, không lo nghĩ, tức giận, sợ hãi. 

Những thắc mắc xoay quanh đến cách xử trí khi bị chóng mặt sẽ được PGS.TS Nguyễn Trong Hưng- Giảng viên cao cấp bộ môn thần kinh trường Đại học Y Hà Nội Giám đốc trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến bệnh viện Lão khoa TW trả lời trong chương trình “Chóng mặt – phải làm gì?” vào 9h ngày 11/6 trên 24h.com.vn.

ĐỘC GIẢ QUAN TÂM ĐẶT CÂU HỎI TẠI ĐÂY:

Trân trọng cảm ơn nhãn hàng Tanganil đã đồng hành cùng chương trình!

Tư vấn trực tuyến ngày 11/6: Chóng mặt - phải làm gì? - 3

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN