Thế hệ ngân hàng “con giống”: Bom hẹn giờ?!

Thế hệ trẻ xuất hiện trên thế giới nhờ ngân hàng tinh trùng (tính từ thập kỷ 70, thế kỷ XX, chỉ riêng tại Đức – khoảng 100 ngàn), đã trưởng thành khá lâu.

Tuy nhiên nếu các thủ tục về y tế diễn ra suôn sẻ bao nhiêu, các cá thể có nguồn gốc “ngân hàng” thường gặp không ít vấn đề tình cảm nghiêm trọng, khi họ biết rằng, bản thân không biết gì về người bố sinh học – bố đích thực.

Thế giới luật pháp và chính trị không giúp được nhiều, bởi xã hội vẫn chưa tìm được đáp án cho câu hỏi, gia đình dạng mới sẽ thế nào. Câu chuyện dưới đây của nữ công dân Đức Sarah P. là một thí dụ.

Bốn năm trước Sarah P. năm 22 tuổi tình cờ phát hiện ra sự thật: bố mình không phải bố thực (bố sinh học) và sự tồn tại của mình hàm ơn Trung tâm Y học Tái sản xuất ở thành phố Essen. Cơ sở của BS Thomas Katzorski là một trong số ngân hàng tinh trùng có thâm niên hoạt động lâu nhất và lớn nhất tại Đức.

Tìm bố không dễ

Sarah P. đã đâm đơn kiện tại Tòa khu vực Hamm. Lần đầu tiên tại Đức cá thể được ra đời nhờ ngân hàng tinh trùng kiện bác sĩ y học sinh sản, đòi tiết lộ họ tên người cho hiến nặc danh. Sarah P. thua kiện tại phiên sơ thẩm, song đã giành phần thắng tại phiên phúc thẩm. Chỉ có điều BS Thomas Katzorski tuyên bố, dù có phải vào tù, ông cũng không cung cấp thông tin về người cho hiến – đúng như cam kết của mình với khách hàng.

Kể từ ngày Công ước về quyền của trẻ em do Liên Hợp Quốc công bố năm 1989 thừa nhận quyền trẻ được biết về xuất xứ của bản thân, thực tế người cho hiến tinh trùng nặc danh đã không còn cơ sở pháp lý. Tại đa số các quốc gia châu Âu vấn đề này từ lâu đã được điều chỉnh bằng những đạo luật đặc biệt liên quan đến y học sinh sản, trong đó quy định nghĩa vụ đăng ký mọi ca sinh nở, miễn trừ tất cả quyền và nghĩa vụ làm cha đối vớ đối tượng cho hiến tinh trùng, đồng thời tạo điều kiện, để sau 16 tuổi (nếu có nhu cầu) tiếp cận thông tin về nhân vật đã cho hiến.

Diễn biến phiên tòa ở Hamm khiến người người quan tâm liên tưởng đến nỗ lực điều tra vụ án hình sự - chân tướng ông bố sinh học nặc danh, tương tự trong trường hợp nghi can phạm tội, cần phải được phát hiện từng bước, cho đến khi phạm vi “những kẻ nghi vấn” thu hẹp dần. Cho đến năm 1996, mỗi người cho hiến mới đều được đánh dấu bằng hai tờ giấy: một ghi họ tên và bản sao chứng minh thư được lưu giữ trong hồ sơ, tờ thứ hai – mang số thứ tự đã mã hóa. Tờ thứ hai chứa đựng thông tin về những đặc điểm thể chất quan trọng nhất của người cho hiến (chiều cao, mầu tóc, nhóm máu cũng như những thông tin liên quan đến tinh trùng).

Thế hệ ngân hàng “con giống”:  Bom hẹn giờ?! - 1

Mấu tinh trùng được đưa vào ngân hàng "con giống". (Ảnh minh họa)

Trong thùng chứa khoảng 200 hồ sơ người cho hiến được chọn lọc của cơ sở BS Katzorski thiếu đến 30 tờ, trong đó có những tờ thuộc về những người đàn ông, mà BS Katzorski đã chọn tinh trùng, để thụ tinh cho bà mẹ của Sarah, mùa hè năm 1990.

Khi thẩm phán Tòa nhắc lại điều khoản, chủ ngân hàng tinh trùng có thể bị phạt tiền hoặc chịu án tù vì hành vi cố ý từ chối cung cấp thông tin, BS Katzorski bất ngờ rút hai tờ giấy trong tập hồ sơ của mình” người cho hiến số 181 và 261. Những mẫu tinh trùng của hai người đàn ông này có thể là đối tượng cần tìm. Dựa vào những thông tin liên quan, Tòa khẳng định, người cho hiến mang số 261 và nguyên đơn cũng có nhóm máu O. Vậy nên rất nhiều khả năng, nhân vật này chính là người đàn ông đang cần tìm.

Với tư cách nhân chứng, nữ bác sĩ, phụ tá BS Katzorski đã 30 năm quản lý hồ sơ người cho hiến thừa nhận: Tôi có ký ức mờ ảo về diện mạo của khách hàng mang số 261. Ông ta có mái tóc vàng. Hình như tên là Hubert hoặc Hubertus.

Khủng hoảng hiện sinh

Sarah đã quan sát, hình hài ông bố sinh học của mình bắt đầu hiện lên đường nét thế nào. Chị đã cảm thấy gì? Đã bốn năm tìm kiếm bố đích thực. Khi bắt đầu vụ kiện Sarah không có thông tin gì. Sau đó được biết số báo danh đã mã hóa của ông, và bây giờ đã biết, màu tóc và tên.

Thẩm phán hỏi Sarah, nguyên đơn còn có yêu cầu gì. Cô trả lời, cô không đòi hỏi duy trì mối liên lạc thường xuyên với bố sinh học. Cô chỉ muốn, biết được những bệnh di truyền của ông (nếu có). Ngoài ra nguyên đơn mong muốn, dù chỉ một lần – đối diện với nhân vật đã chịu một nửa trách nhiệm về diện mạo của cô, cách đi đứng và những năng khiếu. – Thí dụ, gương mặt của tôi khác mẹ hoàn toàn – Sarah khẳng định. – như vậy chắc chắc tôi giống bố.

Sarah P. 18 tuổi, khi cô biết về cách thức, mẹ đã thụ thai, để sinh ra mình. Cô đã phản ứng bằng tình trạng khủng hoảng hiện sinh. Vấn đề ở đây đã không chỉ là người bố đích thực. Và thậm chí cả một nửa dòng máu. Thực tế không rõ xuất xứ sinh học đã không cho phép nhiều con của người cho hiến hình thành bản ngã ổn định.

Tình trạng thiếu điểm neo bám này càng được củng cố bởi ý thức, nó là một phần của gia đình nào đó theo cách hoàn toàn tình cờ. Những đứa trẻ được sinh ra theo cách tự nhiên tối thiểu có thể được định hướng bằng kiến thức: chúng xuất hiện nhờ kết quả những hành vi sinh hoạt tình dục của bố mẹ. Như vậy sự tồn tại của họ là hệ quả sự kiện, trong đó cả bố và mẹ đều đồng thời tham gia và thường hành động có ý thức. Sarah P. và những “con của người cho hiến” khác không được thụ hưởng kiến thức như thế.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nam Khánh (Tiền Phong/Zeitung)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN